Học tập đạo đức HCM

Kỹ thuật chăn nuôi heo nái giống (phần 3)

Thứ ba - 28/10/2014 22:41
PHẦN 3: NUÔI HEO HẬU BỊ Heo cái hậu bị là heo cái từ sau khi cai sữa được chọn để làm cái giống, nuôi cho đến khi phối giống lần đầu. Chọn heo cái hậu bị là một trong những bước quan trọng để nâng cao năng suất sinh sản của đàn heo nái. Con giống tốt thì mới có năng suất cao, vì vậy việc chọn cái hậu bị tiến hành từ lúc cai sữa heo và qua từng giai đoạn (mỗi 30 ngày) sẽ tiếp tục chọn cho đến khi phối giống.

2.1. Chọn lọc

Chọn heo cái hậu bị thông qua việc kiểm tra cá thể heo cái hậu bị. việc kiểm tra được thực hiện trong giai đoạn từ 3 đến 8 tháng tuổi (heo nội) và 10 tháng tuổi (heo ngoại)

Những con cái trước khi đưa vào kiểm tra phải có lý lịch rõ ràng, bố mẹ phải có thành tích sinh sản cao (số con/lứa, trọng lượng cai sữa, số con cai sữa…)

Ngoại hình phải đạt tiêu chuẩn giống.

Sinh trưởng, phát dục và thành tích sinh sản nổi bật trong đàn.

2.2. Nuôi dưỡng

Nuôi dưỡng heo cái hậu bị sao cho khi đến tuổi phối giống trọng lượng phải đạt yêu cầu. Heo quá gầy, quá béo đều dẫn đến sức sinh sản kém, heo quá béo sẽ khó động dục. Vì vậy khẩu phần ăn cho heo cần phù hợp theo từng tháng tuổi.

Trước  khi  phối  10  -  14  ngày  tăng  lượng  thức  ăn  lên  khoảng 2,7  -  3,0 kg/con/ngày để tăng số trứng rụng.

- Giai đoạn từ 15 – 60 kg sử dụng khẩu phần thức ăn hỗn hợp chứa 18% protein thô và năng lượng (ME) là 3000 Kcal/kg thức ăn.

- Giai đoạn từ 61-70kg sử dụng khẩu phần thức ăn hỗn hợp chứa 15-16% protein thô và năng lượng (ME) là 2900-3000 Kcal/kg thức ăn.

- Giai đoạn từ 70kg trở lên, sử dụng khẩu phần thức ăn hỗn hợp chứa 14% protein thô và năng lượng (ME) là 2900 Kcal /kg thức ăn

Chế độ cho ăn:

- Từ 20 – 30 kg: cho ăn 4 bữa/ ngày

- Từ 31 – 65 kg: cho ăn 3 bữa/ ngày

- Từ 66 kg – phối giống: cho ăn 2 bữa/ ngày

- Nước uống: tự do

2.3. Chăm sóc

- Chuồng nuôi hậu bị có sân chơi hứng được ánh nắng mặt trời buổi sáng, giúp tổng hợp vitamin D chuyển hoá canxi và photpho. Sân chơi giúp heo vận động cho khung xương vững chắc.

- Vận động: có tác dụng làm cho heo khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, tăng cường trao đổi chất, chân to, cứng cáp, bụng thon, hoạt động tính dục tốt. Cho vận động 1 lần/ngày lúc thời tiết mát mẻ và cho vận động tự do ở sân chơi.

 

- Tắm chải có tác dụng hạn chế bệnh ngoài da: rận, ghẻ, không bị rụng lông, mốc da, tăng quá trình bài tiết trao đổi chất, tăng tính thèm ăn. Tắm cho heo 1-2 lần/ngày bằng nước sạch, những ngày rét thì chải khô.

- Xoa luyện bầu vú: thúc đẩy sự phát dục của bầu vú và cơ quan sinh dục, kích thích tuyến yên tiết hormon sinh dục, kích thích heo nái động dục. Xoa bóp nông và xoa bóp sâu, tiến hành 10 phút/ ngày sau bữa ăn sáng.

- Vệ sinh chuồng trại: Hàng ngày vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi heo, máng ăn, máng uống, nền chuồng, sân chơi. Tẩy uế chuồng trại 1 lần/tuần, thông cống rãnh thoát nước, rắc vôi bột để diệt vi khuẩn.

2.4. Phối giống

Xác định thời gian thích hợp để phối cho heo cái hậu bị rất quan trọng. Phối quá sớm hay quá muộn đều ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của heo cái.

Tuổi thành thục: là tuổi mà heo có đầy đủ biểu hiện về động dục, nếu được phối giống thì sẽ thụ thai và đẻ con. Heo thành thục về tính có biểu hiện:

- Giai đoạn 1: Heo thay đổi tính tình, kém ăn hoặc bỏ ăn, kêu rít, phá chuồng, âm hộ sưng mọng đỏ tươi, sờ vào lưng chưa chịu đứng im. Heo nái rạ khi động dục âm hộ có thể không sưng, chỉ có ửng hồng và cũng có nước nhờn trong.

- Giai đoạn 2: Heo mê ì, lấy tay ấn lên lưng, hông heo đứng yên, âm hộ giảm sưng có nếp nhăn, màu sẫm hay màu mận chín, có nước nhờn chảy dính đục, giai đoạn này phối giống đạt kết quả tốt.

- Giai đoạn 3: Các triệu chứng trên giảm dần. Heo hết chịu đực, đuôi cụp không cho đực phối và ăn uống trở lại bình thường.

Thời gian thành thục về tính thường sớm hơn thời gian thành thục về thể vóc. Khi thành thục về tính lần đầu, trọng lượng heo nhỏ: heo cái Móng Cái khoảng 45 -

50kg/con, heo nội lai khoảng 60 - 65kg/con, heo ngoại khoảng 80 - 100kg/con. Vì vậy cần bỏ qua 1 - 2 lần động dục đầu, phối ở lần sau khi heo đã thành thục về thể vóc.

Thời gian động dục lần đầu thay đổi tuỳ theo giống: các giống heo lai và heo ngoại thành thục trễ hơn: heo lai 100 -120 ngày tuổi, heo ngoại 200 ngày tuổi, heo nội 90 ngày tuổi. Trong giai đoạn nuôi hậu bị nếu chăm sóc nuôi dưỡng phù hợp, ít bệnh, heo tăng trưởng tốt sẽ thành thục sớm hơn.

+ Thời gian phối giống thích hợp cho heo cái

- Thời gian phối lần đầu cho heo cái thích hợp nhất là khi heo đã thành thục về tính và thể vóc.

- Heo cái gần đạt đến trọng lượng phối giống, nên di chuyển đến nuôi gần chuồng heo đực để kích thích heo động dục.

- Khi heo cái đạt tuổi và tầm vóc phù hợp, căn cứ vào chu kỳ động dục và thời gian rụng trứng để xác định thời điểm phối giống thích hợp. Thời gian rụng trứng của heo cái bắt đầu vào 16 giờ sau động dục và có thể kéo dài đến 20 giờ.

Xác định thời điểm heo bắt đầu động dục dựa vào những đặc điểm sau: Khi thấy heo chịu đứng yên khi ấn tay lên lưng, đuôi cong lên cho phối, âm hộ có nếp nhăn màu sẫm hay màu mận chín, có nước nhờn chảy dính đục là cuối ngày thứ 2 kể từ khi heo bắt đầu có biểu hiện động dục. Thời điểm heo có những biểu hiện như trên gọi là thời điểm “heo mê ì” hay “ heo chịu đực”.

Đối với heo hậu bị: phối lần đầu khi heo “mê ì” (có những biểu hiện trên) và 12 giờ sau phối lại 1 lần nữa để tăng tỷ lệ đậu thai.

Đối với heo nái đã đẻ 1 lứa: phối lần đầu vào lúc sau 12 giờ “ mê ì” và sau đó 12 giờ phối lại 1 lần nữa.

+ Kỹ thuật phối

- Phối vào buổi sáng sớm, lúc mát mẻ, yên tĩnh, thao tác đúng kỹ thuật (nếu gieo tinh nhân tạo)

- Phối 2 lần để nâng tỷ lệ thụ thai.

- Sau khi phối xong phải ghi chép đầy đủ.

2.5. Kích thích nái động dục

Khi heo cái được 5,5 - 6 tháng tuổi, mỗi ngày cho heo đực giống đi qua khu chuồng heo cái hậu bị 2 lần, 10 – 15 phút/ lần.

 

Thạc sĩ Lê Đĩnh Nghi
nguồn: bannhanong.vn

 Tags: heo cái, hậu bị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập288
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm287
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại198,196
  • Tổng lượt truy cập92,575,860
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây