Học tập đạo đức HCM

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khoai tây (kỳ 1)

Thứ năm - 04/01/2018 23:00
Cây khoai tây thích hợp với chân đất tơi xốp, đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa ven sông với thành phần cơ giới nhẹ thoát nước và giữ ẩm tốt, quy hoạch tập trung, gọn vùng, chủ động tưới tiêu, tốt nhất là ruộng luân canh với lúa nước.

 

1. Chọn đất, chuẩn bị đất và giống

a. Chọn đất

Cây khoai tây thích hợp với chân đất tơi xốp, đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa ven sông với thành phần cơ giới nhẹ thoát nước và giữ ẩm tốt, quy hoạch tập trung, gọn vùng, chủ động tưới tiêu, tốt nhất là ruộng luân canh với lúa nước.

b. Làm đất

Vơ sạch cỏ dại, tàn dư cây trồng vụ trước. Nếu đất còn ướt áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu. Nếu đất khô tiến hành cày bừa và lên luống. Đất sau khi gặt lúa xong, cắt dạ sát gốc, tiến hành cày rãnh để thoát nước và chia luống. Luống đơn trồng bằng 1 hàng, luống rộng 60 - 70 cm, cao 20 - 25 cm. Luống đôi trồng 2 hàng, luống rộng 120 - 140cm, rãnh rộng: 20 - 40 cm, sâu 15 - 20 cm. Việc làm rãnh nhằm mục đích thoát nước, tránh không để úng nước làm thối củ giống và ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển sâu bệnh sau này của cây.

c. Chuẩn bị nguồn giống

Giống khoai tây có thể để nguyên cả củ trồng và có thể trồng bằng biện pháp cắt củ.

Với các giống khoai tây có kích cỡ lớn, để giảm thiểu việc đầu tư giống trên 01 diện tích việc áp dụng biện pháp kỹ thuật cắt củ giống khoai tây theo phương pháp cắt dính là rất cần thiết.Phương pháp này bao gồm các bước sau đây:

- Chuẩn bị củ giống

+ Củ giống được đem cắt phải có độ trẻ về sinh lý. Tốt nhất là dùng củ giống từ nguồn nhập khẩu hoặc củ giống được bảo quản trong kho lạnh ở điều kiện 40C.

+ Củ giống phải có khối lượng ít nhất từ 50g/cẳt trở lên mới đem cắt.

+ Củ giống được mang ra cắt phải hết thời gian ngủ nghỉ (đã phát mầm).

Chuẩn bị vật liệu và xử lý dao cắt:

+ Vật liệu xử lý: Khi áp dụng cắt củ giống thì việc xử lý dao cắt phải rất chú ý: có thể xử lý dao bằng cồn công nghiệp, lửa đèn cồn hay lửa ngọn nến hoặc nước đun sôi bằng bình siêu tốc.

+ Dao cắt: Phải sắc và mỏng, không được dùng dao có bản dày, để tránh làm dập nát tế bào ở chỗ cắt.

+ Sau mỗi lần cắt nhất thiết phải xử lý lại dao cắt để tránh lây bệnh từ củ bị bệnh sang củ sạch bệnh.

- Phương pháp và tiêu chuẩn miếng cắt:

+ Cắt dọc củ theo chiều của mầm đỉnh với tiết diện miếng cắt phải là nhỏ nhất, để tránh gây thương tổn không cần thiết.

+ Cắt củ giống phải tuân thủ tuyệt đối theo phương pháp cắt dính, nghĩa là miếng cắt không rời hẳn ra mà còn dính lại khoảng 2 - 3 mm.

+ Cắt củ xong, phải úp ngay hai miếng cắt còn dính lại với nhau (như trước khi cắt) rồi xếp vào khay đựng hoặc rổ, rá và không được cho vào bao tải ẩm ướt.

+ Không cần xử lý củ giống sau cắt với bất kỳ loại hoá chất nào.

+ Để đảm bảo năng suất khoai tây, mỗi miếng cắt phải có ít nhất 2 mầm trở lên.

+ Mỗi củ giống chỉ nên cắt đôi, không nên cắt 3 hay 4.

-Phương pháp và thời bảo quản củ giống sau cắt:

+ Sau khi cắt, củ giống phải được bảo quản trong điều kiện 18 - 200C, thoáng khí.

+Thời gian để miếng cắt lành lại vết thương mất khoảng 7 - 10 ngày. Trước khi trồng 1 - 2 ngày nên tách hẳn miếng cắt ra làm đôi để miếng cắt lành hoàn toàn.

2. Thời vụ trồng

a. Vùng Đồng bằng Bắc Bộ

- Vụ chính: Trồng từ 15/10 - 15/11, thu hoạch vào cuối tháng 1, đầu tháng 2 năm sau.

- Vụ xuân: Trồng tháng 12, thu hoạch vào đầu tháng 3 năm sau.

b. Vùng miền núi phía Bắc

- Vùng núi thấp <1000 m: Vụ đông trồng tháng 10, thu hoạch tháng 1 năm sau. Vụ xuân trồng tháng 12, thu hoạch cuối tháng 3

- Vùng núi cao >1000 m: Vụ thu đông trồng đầu tháng 10, thu hoạch tháng 1. Vụ xuân trồng tháng 2, thu hoạch tháng 5.

c. Vùng Bắc Trung bộ

Chỉ trồng vụ đông: trồng đầu tháng 11, thu hoạch cuối tháng 1.

d. Vùng Tây Nguyên (Lâm Đồng)

- Vụ mùa chính thu hoạch kéo dài trong thời gian mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5.

- Vụ mùa nghịch thu hoạch trong mùa mưa từ đầu tháng 6 đến tháng 11.

3. Mật độ, khoảng cách

- Lượng giống: Trung bình 30 - 40 kg củ/sào (360 m2)

- Mật độ: Với củ nhỏ, trồng 10 củ/m2, cách nhau 17 - 20 cm. Với củ bình thường: trồng 5 - 6 củ/m2, cách nhau 25 - 30 cm.

4. Cách trồng

a. Cách trồng khoai tây nguyên củ

Rải rơm rạ cắt ngắn hoặc bón lót phân chuồng, đạm và lân xuống đáy rồi lấp 1 lớp đất mỏng lên phân. Đặt củ giống so le nhau, nằm ngang và mầm khoai hướng lên trên. Chú ý không để củ giống tiếp xúc với phân, nhất là phân hóa học. Dùng đất bột, mùn, trấu phủ kín củ giống một lớp mỏng; sau đó dùng rơm rạ phủ lên toàn bộ mặt luống khoảng 7 - 10 cm. Tưới nước ướt đều lên mặt luống làm ẩm rơm rạ và đất; nếu độ ẩm đất còn cao không cần tưới. Có thể dùng đất đè lên rơm rạ tránh rơm rạ bay nếu gió mạnh.

 

Trồng khoai tây nguyên củ

 

b. Cách trồng khoai tây bổ củ

Rạch hàng trên mặt luống, rải toàn bộ phân chuồng mục và lân vào rạch trộn đều với đất trong rạch. Đặt củ giống hay miếng bổ vào rạch, chú ý tuyệt đối không để củ giống hoặc miếng bổ tiếp xúc trực tiếp với phân. Khoảng cách giữa củ giống (hoặc miếng bổ) 25-30 cm. Mật độ 4 - 5 hốc/m2, hốc cách hốc từ 25 - 30 cm, đặt mầm hướng lên trên, rồi phủ kín mầm bằng 1 lớp đất dầy từ 3 - 4 cm, không được để hở mầm.

 

Trồng khoai tây bổ củ

 

5. Bón phân

a. Lượng phân bón

- Cho 1 ha:Phân chuồng loại mục: 15 - 20 tấn; Đạm urê: 250-300kg; Lân supe: 350-400kg; Kali clorua: 150 - 200 kg.

- Quy ra 1 sào Bắc bộ (360 m2): Phân chuồng loại mục: 6 - 7 tạ; Đạm urê: 9 -10kg; Lân supe: 12-15kg; Kali clorua: 5 - 7 kg.

Nếu dùng phân NPK cần đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì và quy đổi về dạng phân đơn để điều chỉnh lượng bón cho phù hợp và cân đối.

Nếu bón phân NEB 26 thì giảm đi 50% đạm (7 ml NEB 26 thay cho 01 kg đạm). Không phun NEB26 lên lá và không trộn NEB26 với phân khác ngoài đạm.

b. Cách bón

- Bón lót: Rải toàn bộ phân chuồng và lân + 1/3 đạm + 2/3 kali lên trên mặt luống giữa hai hàng khoai.

Bón thúc lần 1: Sau khi cây mọc cao 15-20cm: 1/3 đạm, 1/3 kali. Bón vào mép luống hoặc giữa 2 khóm khoai, không bón trực tiếp vào gốc cây làm cây chết.

Bón thúc lần 2: Sau thúc lần 1: 15-20 ngày: 1/3 đạm, 1/2 kali.

Chú ý: Bón lót nhiều kali sẽ cho củ to, mẫu mã đẹp. Không bón phân chuồng tươi vì có nhiều vi khuẩn nấm bệnh làm cho mã củ không đẹp, và khoai dễ bị thối. Chỉ dùng phân chuồng hoai mục.

Theo khuyennongvn.gov.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập307
  • Hôm nay53,807
  • Tháng hiện tại829,085
  • Tổng lượt truy cập92,002,814
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây