Học tập đạo đức HCM

Lạc SVL1 năng suất vượt trội

Thứ ba - 10/06/2014 23:19
Giống lạc SVL1 có thế mạnh là tỷ lệ quả cao, ít lép. Trọng lượng quả nặng hơn các giống khác.

Cty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình (TCty Nông nghiệp Quảng Bình) đã tổ chức hội thảo nhân rộng mô hình trồng giống lạc SVL1 tại xã Đồng Hóa (huyện Tuyên Hóa). Sức hút của giống lạc mới được đánh giá có năng suất vượt trội nên đã thu hút đông đảo nông dân…

Vụ ĐX 2013-2014, giống lạc SVL1 đã được trồng đại trà ở các xã có diện tích trồng lạc lớn ở các huyện phía bắc Quảng Bình. Tại chân ruộng lạc thí điểm ở xã Đồng Hóa, các đại biểu đã tiến hành các hoạt động kiểm chứng, quan sát, đo đếm, nhổ lạc, đếm quả, bóc hạt, thậm chí cả nếm hạt...

Bà Nguyễn Thị Ánh Đào, nông dân xã Đồng Hóa bước xuống ruộng lạc nhổ mấy bụi lên ngắm nghía rồi hồ hởi: "Gia đình tôi trồng 5 sào lạc giống SVL1, đúng vào thời tiết đầu vụ khá khắc nghiệt, nhưng tỷ lệ nảy mầm cao, khỏe; đặc biệt sức chịu hạn khá tốt, tỷ lệ cây chết yểu thấp, chống chịu tốt các bệnh đốm nâu, gỉ sắt, lở cổ rễ... Qua thu hoạch cho năng suất 1,7 tạ/sào, tăng hơn 0,7 tạ/sào so với các giống lạc khác”.

Ông Nguyễn Xuân Lỳ, GĐ Cty TNHHMTV Giống cây trồng Quảng Bình:

“Lạc là cây công nghiệp, cây thực phẩm ngắn ngày có giá trị dinh dưỡng cao được dùng làm thực phẩm cho người và thức ăn cho chăn nuôi, đồng thời còn là cây cải tạo đất tốt và là mặt hàng XK quan trọng đem lại lợi nhuận cao.
Chính vì vậy cây lạc đang là một trong những chương trình ưu tiên phát triển của Quảng Bình. Sau nhiều năm nghiên cứu, tuyển chọn và trồng thí điểm qua 3 vụ, Cty đã đưa vào SX đại trà giống lạc SVL1 nhằm bổ sung vào bộ giống chính của tỉnh và khu vực miền Trung, Tây Nguyên”.

Đầu vụ, Cty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình đã liên kết SX giống lạc SVL1 trên diện tích 150 ha (25 ha ở xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch và 125 ha ở các xã của hai huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa). Ở xã Đồng Hóa, SVL1 được trồng trên diện tích 15 ha. Đến thời điểm đầu tháng 6 đã có hộ tham gia mô hình thu hoạch.

Kết quả cho thấy cây lạc có TGST từ 120 - 125 ngày (các giống lạc khác từ 125 - 130 ngày); đến kỳ thu hoạch lá vẫn xanh, độ tàn lá chậm; ra hoa tập trung và nhiều; quả màu vàng sáng, hạt có vỏ lụa màu hồng, vỏ hạt mỏng; tỷ lệ vỏ 28,5% (trong khi đó các giống lạc cũ trên 33%); tỷ lệ nhân 71,2%, tỷ lệ khô/tươi 70%...

Ông Nguyễn Thăng Long, cán bộ khuyến nông xã Đồng Hóa cho hay: “SVL1 thân cây cao hơn hẳn, ít bị ngã rạp. Tính năng suất bình quân là 30 tạ/ha với giá bán tại ruộng 1, 2 triệu đồng/tạ thì nông dân có thu nhập 36 triệu đồng/ha. Trừ chi phí SX còn lãi gần 20 triệu đồng. Thu nhập cao hơn hẳn nếu so với trồng ngô, cao gấp 2 - 3 lần so với trồng lúa.

Ngoài ra, thân lạc còn dùng ủ để làm thức ăn cho trâu bò hoặc ủ làm phân xanh bón ruộng. Năm tới tôi sẽ đề nghị UBND xã chỉ đạo bà con bỏ giống cũ để trồng SVL1".

Cũng tham gia hội thảo, chị Lê Thị Hương, cán bộ trẻ được tăng cường đảm nhận chức vụ Phó Chủ tịch UBND xã Hóa Phúc (huyện Minh Hóa) chia sẻ: “Hóa Phúc là địa phương có diện tích đất trồng lạc lớn nhất của huyện. Những năm qua, bà con trồng trên 10 ha lạc giống cũ cho năng suất không cao, cây hay bị chết ẻo. Vụ ĐX này, xã trồng hơn 2 ha lạc SVL1 cho năng suất cao nên bà con rất mừng”.

Ngoài ra, chị Hương cũng cho biết đang trong quá trình thực hiện dự án ủ phân xanh vi sinh với nguyên liệu là cây lạc sau khi thu hoạch ngay tại chân ruộng. Cách làm này nhằm tăng lượng phân bón hữu cơ cho cây trồng và khuyến khích bà con hạn chế sử dụng phân vô cơ để cải tạo đất. Qua đó tạo cho họ tư duy mới trong SX, giảm chi phí đầu tư.

Huyện Tuyên Hóa hiện có gần 1.150 ha đất trồng lạc và đây cũng là cây trồng mang lại thu nhập cao cho người dân vùng miền núi. Theo ông Nguyễn Tri Phương, Trưởng phòng NN-PTNT huyện: “Giống lạc SVL1 có thế mạnh là tỷ lệ quả cao, ít lép. Trọng lượng quả nặng hơn các giống khác, là lợi thế cho bà con khi thu hoạch và bán cho thương lái ngay tại chân ruộng. Khi nông dân đã chấp nhận thì việc triển khai đưa giống mới vào SX sẽ rất nhanh chóng”.

Tâm Phùng
Nguồn nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập132
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập92,383,696
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây