Học tập đạo đức HCM

Lan ưa phân bón qua lá

Thứ bảy - 22/09/2012 04:05
Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với hoa lan. Lan cần bón đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng đạm (N), lân (P) và kali (K).

Đạm (N) giúp cây sinh trưởng tốt, lá to và xanh đậm, nhưng nếu bón nhiều, cây sẽ cao, mềm yếu, lá mỏng, dễ phát sinh bệnh. Còn bón thiếu đạm, lá sẽ nhỏ vàng, cây cằn cỗi, ra hoa sớm, nhưng cành hoa nhỏ. Kali (K2O) quan trọng trong thời kỳ nghỉ của cây giúp cho cây cứng cáp, cành hoa lớn, màu sắc tươi, tăng khả năng kháng sâu bệnh. Lân (P2O5) kích thích cho việc phân hóa ra hoa sớm, bộ rễ giai đoạn cây con phát triển nhanh.

Lan phải được trồng ở nơi có đầy đủ ánh sáng cả ngày mới giúp cây phát triển tốt, cứng cáp.

 Cách bón phân NPK có thể sử dụng bón vào giá thể hoặc pha vào nước để phun qua lá có kết hợp với các yếu tố trung, vi lượng, DAP, Basfoliar Combistiff. Liều lượng tùy thuộc vào từng giai đoạn:

Giai đoạn cây con 3 tháng bón NPK 15-5-20 định kỳ 1 lần/tháng theo liều lượng 1g/cây/lần. Biện pháp tốt nhất là tưới phun qua lá.

Giai đoạn cây sinh trưởng (từ tháng thứ 4 - 10): lúc này cây ra rễ mới, chồi con, giả hành và lá phát triển mạnh, cây yêu cầu hàm lượng đạm cao nên sử dụng NPK 20-10-20, liều lượng 1g/lít giá thể, 2 tháng bón 1 lần.

Khi cây phân hóa chồi hoa xuất hiện ở nách lá (từ tháng thứ 6 - 10) là giai đoạn cây cần hàm lượng lân ở đầu giai đoạn, kali ở cuối giai đoạn. Sử dụng NPK 20-20-20, liều lượng 1g/lít giá thể, 2 tháng bón 1 lần, bón thêm lân ở dạng bón lá. Giai đoạn này cần theo dõi sự phát triển chồi để cắm cây đỡ chồi và uốn nắn chồi nhẹ nhàng để chồi hoa phát triển theo ý muốn.

Khi cây ra hoa (từ tháng thứ 11 đến 2 năm sau) là giai đoạn hoa vươn rất nhanh, hoa nở từ tháng 12 – 2. Thời kỳ này yêu cầu lượng phân bón và nước giảm, lượng ánh sáng trực tiếp chỉ cần dưới 50%, cây yêu cầu NPK 6-30-30, liều lượng 1g/lít giá thể, 2 tháng bón 1 lần.

Ngoài bón các loại phân chủ yếu trên, trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, việc bổ sung các loại dinh dưỡng trung vi lượng theo cách bón thông qua lá với hàm lượng có ghi trên bao bì gồm: Sunlfat Magiê, Nitrat Bor, MnSO4, Zineb, ZnSO4, Axit Boric, CuSO4, Champion, Coc85, Fetrilon Combi, Pro-Plant,…

Sau khi nở hoa hoàn toàn, cây lan đi vào giai đoạn nghỉ và bắt đầu cho một chu kỳ tái sinh lặp lại cho vụ kế tiếp.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập110
  • Hôm nay77,363
  • Tháng hiện tại933,177
  • Tổng lượt truy cập92,106,906
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây