Học tập đạo đức HCM

Lắp điều hòa cho... lợn để chống nắng nóng

Thứ tư - 15/06/2016 20:05
"Nắng nóng mình còn cố chịu được, chứ nhìn đàn lợn thở hổn hển, chỉ lo chúng bị bệnh chết, thì sạt nghiệp”, chủ trại lợn 300 con lo lắng tính tới phương án lắp thêm hệ thống làm mát bằng điều hòa tự động cho đàn lợn để đối phó thời tiết nắng nóng.

Những ngày này, các tỉnh miền Bắc đang trải qua đợt nắng nóng kỷ lục với nhiệt độ cao nhất lên đến 39-41 độ C. Thời tiết nắng nóng đã làm đảo lộn cuộc sống sinh hoạt, cũng như sản xuất trồng trọt, chăn nuôi của bà con nông dân (ND). Nhiều ND đã tính tới việc phải lắp điều hòa cho lợn...

Sẽ lắp điều hòa cho… lợn

Thời tiết nắng nóng ảnh hưởng nặng nề tới chăn nuôi, đặc biệt là nuôi lợn, bởi nếu không có các biện pháp làm mát, lợn dễ bị nhiễm bệnh và chết. Chúng tôi đã về các khu chăn nuôi lợn ở huyện Thạch Thất (Hà Nội) để ghi nhận về thực tế này.

 

Để làm mát, đảm bảo sức khỏe cho đàn lợn, nhiều nông dân tại xã Song Phương, huyện Hoài Đức (Hà Nội) phải phun nước tắm cho lợn. Ảnh: Trần Quang

Ông Phạm Thế Toàn - chủ trại lợn 300 con tại thôn Lại Thượng, xã Lại Thượng, huyện Thạch Thất cho biết, một ngày ông phải tắm cho đàn lợn từ 2 tới 3 lần. Để chống nóng cho lợn, toàn bộ mái chuồng được phủ lá cây và tưới làm mát thường xuyên. “Nếu thời tiết tiếp tục nắng nóng, tôi phải tính lắp thêm hệ thống làm mát bằng điều hòa tự động. Nắng nóng mình còn cố chịu được, chứ nhìn đàn lợn thở hổn hển, chỉ lo chúng bị bệnh chết, thì sạt nghiệp”- ông Toàn nói.

Nắng nóng cũng khiến tiền điện của nhiều hộ chăn nuôi tăng vọt. Ông Nguyễn Kim Hải, chủ trang trại chăn nuôi 20.000 con gà ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc) cho biết: “Những ngày này, tôi phải sử dụng hết công suất các nguồn làm mát cho đàn gà, cũng như hệ thống tưới phun sương. Tính ra, mỗi ngày mất cả triệu bạc tiền điện để làm mát. Tốn kém, nhưng đành phải chịu”.

Còn anh Hùng, đang nuôi 200 con lợn ở Bình Lục (Hà Nam), những ngày này đã phải mua tăng cường thêm 5 chiếc quạt điện công nghiệp về để quạt mát cho lợn. “Tiền điện tốn đã đành, tôi chỉ sợ mất điện, lúc đó dù có chạy máy phát hết công suất cũng không đủ làm mát cho lợn”- anh Hùng nói.

Nhiều hộ cũng có kinh nghiệm chống nóng cho lợn bằng cách bố trí mật độ chăn nuôi hợp lý, trồng nhiều cây xanh quanh chuồng. Bà Nguyễn Thị Thủy, ở xã Cổ Đông, Sơn Tây (Hà Nội) chia sẻ: “Việc nắng nóng như thế này không ảnh hưởng nhiều tới đàn lợn 20 con của bà, vì bản thân chuồng đặt ngay trong vườn, có nhiều cây cối tán rộng, nên rất mát mẻ”.

Đi gặt từ… 3 giờ sáng

Thời điểm này, các tỉnh miền Bắc đang bước vào thu hoạch lúa vụ xuân. Với thời tiết nắng nóng như hiện nay, nhiều ND đã phải dậy sớm để ra đồng từ lúc… 3 giờ sáng và đến 9 giờ đã phải nghỉ để về nhà vì không chịu được cái nắng nóng gay gắt như hiện nay. Gặp anh Đỗ Văn Dung, xã Hạ Bằng, huyện Thạch Thất (Hà Nội) ngay bờ ruộng đang gặt dở ruộng lúa ở đây, anh Dũng than: “Nắng nóng quá. Là thợ lái máy gặt mấy bữa nay, tôi phải dậy từ 3- 4 giờ sáng để đi làm. Tranh thủ lúc trời mát còn làm được việc, nắng lên chỉ có thở không đã mệt…”. Anh Dũng chia sẻ, để đối phó với cái thời tiết nắng nóng này chỉ có cách là cố gắng làm việc liên tục, cho công việc xong thật nhanh, chứ chỉ cần nghỉ tay lâu một chút, người nguội đi thì làm tiếp sẽ rất mệt và dễ say nắng.

 

Người dân ở xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất (Hà Nội) phải lao động trong điều kiện thời tiết nắng nóng cực độ. Ảnh: Trần Phương

Đang tuốt nốt mẻ lúa cạnh đó, ông Nguyễn Văn Minh cũng phải thốt lên: “Trời nắng quá, ngay cả việc phơi lúa mình cũng phải tính toán, vì nếu phơi già quá, khi xay xát, gạo sẽ bị gãy, nhiều tấm, nên nhiều khi phơi lúa từ 8 giờ sáng đến 3 giờ chiều đã phải thu lại rồi”. Để chống lại cái nóng, ông và gia đình chỉ biết liên tục uống nước để hạ thân nhiệt, ngoài ra ông cũng huy động người nhà và thuê thêm công thợ để công việc diễn ra nhanh hơn, tránh kéo dài thời gian làm việc trong thời tiết nắng nóng này. Ông nói chuyện, nhưng vẫn luôn miệng thúc giục mọi người tập trung tuốt lúa càng nhanh càng tốt.

Tại Vĩnh Phúc, thời điểm này, bà con ND cũng đang bước vào thu hoạch cả lúa và ngô vụ xuân. Thời tiết nắng nóng, đã khiến nhiều bà con chỉ dám làm việc đến… 8 giờ sáng. Bà Đặng Thị Thúy, ở thôn Nam Hải, xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) cho biết: “Trời nắng nóng quá, nên bà con ND chúng tôi thường dậy từ 2-3 giờ sáng, thắp điện chạy bằng ắc-quy để gặt lúa. Mặc dù trời tối, nhưng chưa có nắng nên đỡ nóng, chứ trời này mà làm việc vào lúc 9-10 giờ sáng, khỏe đến mấy cũng bị say nắng”. Theo bà Thúy, cũng vì nắng nóng, nên giá thuê người gặt lúa đã tăng lên chóng mặt. Thông thường, giá gặt mỗi sào chỉ 200.000-220.000 đồng, thì nay tăng lên đến 300.000 đồng, mà có khi không thuê được người.

 

Nông dân tất bật thu hoạch lúa xuân hè tại huyện Thanh Oai (Hà Nội). Ảnh: Trần Quang

Ông Phạm Văn Cẩn- Trưởng thôn Nam Hải cho biết, bây giờ những người làm nông nghiệp chủ yếu toàn là độ tuổi trung niên và người già, nên việc thu hoạch lúa trong điều kiện nắng nóng như thế này gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, thôn vẫn động viên bà con khẩn trương thu hoạch lúa để giải phóng đất, phục vụ gieo cấy cho vụ mùa, chứ không để trễ thời vụ vì lý do nắng nóng. “Chúng tôi cũng cố gắng đưa máy gặt đập liên hợp vào để thu hoạch lúa, khổ nỗi ruộng đất của bà con còn manh mún, mỗi nhà chỉ có 1-3 sào, nên chủ yếu vẫn phải gặt thủ công bằng liềm, khiến việc thu hoạch lúa trong điều kiện nắng nóng càng thêm khó khăn”- ông Cẩn chia sẻ thêm.

Nắng nóng tại miền Bắc đã lên gần 40 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, trưa 15.6, nắng nóng đã xảy ra trên diện rộng ở Bắc Bộ và các tỉnh ven biển Trung Bộ với nhiệt độ lúc 13 giờ phổ biến khoảng 36-39 độ C, một số nơi trên 39 độ C. Theo dự báo, từ ngày hôm nay (16.6), nắng nóng sẽ chấm dứt ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Ở các tỉnh ven biển Trung và Nam Trung Bộ, nắng nóng tiếp tục duy trì với nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến khoảng 35-38 độ, có nơi trên 38 độ.

Từ ngày 17.6, nắng nóng sẽ chấm dứt tại Hà Nội. Tuy nhiên, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cũng khuyến cáo ND cần chú ý các biện pháp phòng chống nắng nóng cho gia súc, gia cầm như thường xuyên tắm mát cho lợn, không chăn thả trâu, bò và sử dụng làm sức kéo vào thời điểm nắng nóng gay gắt; thường xuyên theo dõi các bản tin dự báo thời tiết.

Hải Hà

Theo danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập578
  • Hôm nay70,755
  • Tháng hiện tại806,865
  • Tổng lượt truy cập93,184,529
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây