Học tập đạo đức HCM

Lúa '3 nhất' trên đất Ứng Hòa

Thứ ba - 02/06/2015 20:24
Vụ xuân 2015, nông dân thôn Nguyễn Xá, xã Phương Tú (Ứng Hòa, Hà Nội) đón nhận thêm 2 giống lúa mới về SX thử là TBR 225 và Thái Xuyên 111.
Thái Xuyên 111 được mệnh danh là giống lúa “3 nhất”: Năng suất cao nhất, chất lượng gạo tốt nhất, khả năng thích ứng rộng nhất. Liệu những giống lúa này có “làm nên cơm cháo” trên đồng đất Ứng Hòa?
Theo bà Đặng Thị Tươi, Phó phòng Kinh tế huyện Ứng Hòa, do làm tốt công tác dồn điền đổi thửa nên việc đưa giống lúa mới vào cánh đồng lớn sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, khi tiếp cận với giống mới, kỹ thuật mới, bà con không khỏi bỡ ngỡ, lo lắng.
Đơn vị chọn cánh đồng Cõi Vỡ, thôn Nguyễn Xá để thực hiện mô hình. Diện tích SX lúa TBR 225 khoảng 1 ha, Thái Xuyên 111 là 0,25 ha. Các giống đối chứng lần lượt là Khang dân 18, Nhị ưu 838. Đầu vụ, thời tiết ấm, lúa sinh trưởng phát triển nhanh. Cuối vụ, khô hạn xảy ra, HTXNN Nguyễn Xá đã phải bơm nước tưới lúa.
Qua theo dõi, các giống này có TGST dài hơn giống đối chứng từ 2 - 5 ngày. Tuy nhiên, lợi thế thời gian lại thuộc về TBR 225 và Thái Xuyên 111 khi hai giống đều trỗ tập trung và sớm hơn. Do khả năng đẻ nhánh khỏe hơn, cả hai giống đều đạt số dảnh hữu hiệu cao hơn dù cấy thưa hơn khoảng 5 dảnh/m2.
Về khả năng chống đổ, TBR 225 và Thái Xuyên 111 tỏ ra vượt trội hơn hai giống đối chứng. Mức độ sâu bệnh ảnh hưởng không rõ rệt cộng với việc phòng trừ kịp thời, diện tích lúa mới chỉ bị nhiễm đạo ôn nhẹ.
Bà Tươi đánh giá, hai giống đưa vào SX thử lần này rỏ ta thích ứng với đồng đất và khả năng thâm canh của nông dân. TBR 225 có thể đưa vào thay thế dần giống lúa Khang dân 18. Riêng Thái Xuyên 111, do có chiều cao cây lớn, rất thích hợp với những chân ruộng thấp. Theo tính toán, với điều kiện SX như trên, hai giống lúa mới này có thể cho năng suất cao hơn 20% Khang dân 18 và Nhị ưu 838. Số tiền lãi cao hơn khoảng 9 triệu đ/ha.
Ông Tâm đánh giá, TBR 225 và Thái Xuyên 111 đều là những giống lúa có năng suất, chất lượng tốt, cơ bản thích nghi với đồng đất Ứng Hòa. Song Hà Nội là địa bàn SX đa dạng, cần phải khảo nghiệm kỹ hơn. Vấn đề rất quan trọng là TSC phải sát cánh cùng nông dân lo đầu ra khi diện tích SX được mở rộng.
Bà Đặng Thị Thao, Chủ nhiệm HTXNN Nguyễn Xá chia sẻ, dù “lạ nước, lạ cái” nhưng hai giống lúa trên tỏ ra thích ứng nhanh, đẻ khỏe, cứng cây, kháng chịu sâu bệnh tương đối tốt. Đề nghị TCty CP Giống cây trồng Thái Bình (TSC) tiếp tục đưa nhiều mô hình, giống lúa mới về cho bà con.
Cùng đi thăm mô hình, ông Lê Anh Xuân, Chủ nhiệm HTXNN Toàn Xá cho rằng, việc các đơn vị đưa giống mới về cho người dân là rất tốt. Ông Xuân bảo, giống thì tốt rồi, nếu phía Cty bao tiêu được sản phẩm đầu ra, bà con chắc chắn yên tâm SX.
Ông Trần Mạnh Báo, TGĐ TSC cho biết, qua khảo nghiệm, có thể thấy TBR 225 là giống có tính thích nghi tương đối rộng, TGST ngắn, năng suất cao. Còn Thái Xuyên 111 đã được đưa vào Việt Nam 10 năm nay, chịu thâm canh rất cao. Điển hình tại “quê hương 5 tấn”, có hộ đã đạt 11,5 tấn/ha. Đích thân ông đã xuống tận nơi kiểm tra, tặng luôn cho gia đình này 5 triệu đồng để động viên.
Bà Hoàng Thị Vân Anh, Phó Chủ tịch UBND huyện Ứng Hòa chia sẻ, những giống lúa thâm niên hiện bộc lộ nhiều yếu điểm như kháng sâu bệnh kém, năng suất, chất lượng đi xuống. Việc đưa những giống lúa mới vào SX là cần thiết. Tuy nhiên, với người nông dân, an toàn mùa vụ vẫn phải được đặt lên hàng đầu. Đề nghị TSC tiếp tục khảo nghiệm thêm giống TBR 225 và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
PGĐ Sở NN-PTNT Hà Nội, Đào Duy Tâm cho biết, hàng năm Hà Nội có khoảng 200.000 ha dành cho SXNN. TSC cung ứng giống, đặc biệt hướng dẫn sát sao kỹ thuật cho bà con là một việc rất đáng biểu dương. Tuy nhiên, thời gian tới, sẽ phải rà soát lại tất cả các mô hình SX lúa để đánh giá lại khả năng thích nghi, kháng sâu bệnh. Việc chuyển giao giống mới phải được thực hiện chắc chắn. DN phải tạo được niềm tin thì người dân mới yên tâm SX.
Theo: nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập539
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại862,591
  • Tổng lượt truy cập92,036,320
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây