Học tập đạo đức HCM

Mật ong bán đắt như tôm tươi vì khách tận mắt thấy ong làm mật

Thứ tư - 15/08/2018 21:57
Vừa cung cấp các sản phẩm từ ong, vừa mở trang trại ong để khách tham quan tự do không chỉ mang lại cho anh Lê Quốc Thái - Giám đốc Công ty TNHH Mật ong Thái Dương (thị trấn Liên Nghĩa, Ðức Trọng) thu nhập cao, mà còn giúp anh thỏa mãn niềm đam mê của bản thân.

mat ong ban dat nhu tom tuoi vi khach tan mat thay ong lam mat hinh anh 1

Anh Lê Quốc Thái (bìa trái) giới thiệu quy trình nuôi ong. Ảnh: T.Vũ

Anh Thái kể, anh bén duyên với nghề nuôi ong từ rất nhiều năm trước, lúc đó, anh theo ba anh là ông Lê Nào để học nghề và làm cho ba, đến khi lập gia đình riêng thì mới tách ra để gây dựng sự nghiệp của bản thân. “Lúc đầu, chúng tôi nuôi 50 đàn, sang năm thứ 2 là 240 đàn và hiện giờ, đàn ong được duy trì ở con số 350 đàn. Và tương lai, chúng tôi cũng đang tính nhân rộng đàn ong thêm nữa” - anh Thái cho biết.

Theo anh Thái, nghề nuôi ong vốn rất cực, nếu như không thật sự có niềm đam mê, chỉ làm vì lợi nhuận thì sẽ không thể nào tồn tại lâu dài với nghề này! Bởi người nuôi phải am hiểu tập tính của ong, biết rõ mùa nào hoa nở để di chuyển đàn ong đến chỗ có nguồn mật hoa dồi dào. Ngoài ra, muốn cho đàn ong phát triển mạnh, người nuôi phải nắm vững kỹ thuật tách đàn, tạo ong chúa, lấy mật, khai thác sữa ong chúa và phấn hoa, đặc biệt là xử lý kịp thời hiện tượng ong bốc bay, hoặc bệnh thối ấu trùng.

Trong quá trình gắn bó và tồn tại với nghề, anh Thái cũng đã gặp không ít những khó khăn, thậm chí có lúc chuyển ong xuống miền Tây vào mùa hoa nở, nhưng rồi lại không có tiền, chuyển ong về vì kinh nghiệm chưa có, thu hoạch không như mong muốn. “Lúc đó, để duy trì niềm đam mê, tôi đã phải đi làm đủ nghề như hái cà phê thuê, phụ hồ… để có tiền tiếp tục đầu tư vào ong, nuôi dưỡng ước mơ của mình” - anh Thái chia sẻ.

Nhiều năm qua, các sản phẩm mật ong Thái Dương, gồm mật ong, sáp ong, phấn hoa và sản phẩm sữa ong chúa được giới thiệu với du khách tại 2 địa điểm du lịch thác Pongour (Đức Trọng) và Đường hầm đất sét Đà Lạt. Ngoài ra, anh Thái cũng bán các sản phẩm qua mạng và bỏ thí điểm ở một vài khách sạn. Đến năm 2016, anh Thái quyết định thành lập Công ty TNHH mật ong Thái Dương mang thương hiệu của riêng mình. “Trong quá trình kinh doanh, sản phẩm của Công ty đã tìm được chỗ đứng, được khách hàng tin dùng, vì vậy, tôi đủ tự tin và quyết định thành lập công ty để khẳng định thương hiệu riêng” - anh Thái nói. 

Đến năm 2017, anh tiếp tục có thêm một quyết định táo bạo nữa, đó là mua đất, xây dựng trại ong (nằm trên đường dẫn vào thác Pongour) để khách hàng có thể tham quan trực tiếp cả quy trình sản xuất sản phẩm của mật ong Thái Dương, từ đó có thể tin tưởng hơn vào sản phẩm mà mình vừa mua. Từ lúc đưa vào hoạt động đến nay, trang trại đã đón tiếp nhiều đoàn khách lớn, nhỏ khác nhau và hầu hết mọi người đều rất hứng thú với mô hình này. Chị Nguyễn Thị Mai (du khách đến từ TP Hồ Chí Minh) cho biết: “Chúng tôi vừa tham quan thác Pongour ra, trên đường đi ngang qua đây, thấy trại ong liền ghé vào. Sau khi được tham quan một vòng trang trại, chúng tôi rất thích, được tận mắt nhìn thấy những chú ong đang làm mật, được tham quan quy trình khai thác các sản phẩm từ ong như sữa ong chúa, cấy ấu trùng, lấy phấn hoa… Ngoài ra, chúng tôi còn được thử miễn phí các sản phẩm như uống mật ong với trà, ăn phấn sấy… thấy vô cùng thú vị. Tôi cũng đã mua nhiều sản phẩm tại đây”.

Anh Thái chia sẻ thêm, anh xây dựng trang trại nuôi ong này theo phong cách tự nhiên và đầm ấm, để khách hàng luôn cảm nhận được sự thân thiện khi vào đây và vì thế, họ sẽ còn quay trở lại. Hiện tại, chúng tôi vừa mở cửa để khách tham quan, vừa tiếp tục đầu tư mở rộng nhà xưởng, khu trưng bày sản phẩm…

Anh Thái còn thông tin thêm, từ đầu năm 2018, anh đã liên kết với 13 hộ nuôi ong để lấy các sản phẩm. “Hướng đi của công ty là chúng tôi luôn chú trọng đến chất lượng sản phẩm, bởi, chỉ có sản phẩm tốt thì mới phát triển được công ty. Vì vậy, không chỉ dừng lại ở việc liên kết với 13 hộ nuôi ong để lấy sản phẩm, mà tương lai, chúng tôi mong muốn liên kết thành một chuỗi giá trị sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Từ đó, tạo ra sản phẩm đồng nhất an toàn về vệ sinh thực phẩm, để người tiêu dùng thật sự tin dùng”.

Theo Thụy Vũ (Báo Lâm Đồng)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập304
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại238,003
  • Tổng lượt truy cập85,145,039
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây