Hàng ngày, nhiều người dân ở huyện Tuy Phước, Bình Định lại chèo xuồng ra đoạn sông Hà Thanh để cào dắt.
Dắt là loại nhuyễn thể, vỏ 2 mảnh họ hàng với sò, ngêu… nhưng có kích thước rất nhỏ. Con lớn nhất chỉ bằng móng tay cái người lớn.
Ông Nguyễn Văn Hải (45 tuổi) cho biết: “Nghề cào dắt rất đơn giản nhưng cần sự cần cù, tỉ mỉ. Bắt đầu công việc, tôi mang theo dụng cụ và lấy dây đeo xuồng buộc chặt vào mình để đi theo luồng nước. Chồng cầm dụng cụ cào dắt dưới đáy sông rồi đổ vào rổ cho vợ đãi để loại bỏ vỏ ốc, rác…”.
Công việc này đòi hỏi vợ chồng phải phối hợp ăn ý với nhau. Sau khi đãi xong, dắt sạch được đưa lên xuồng chờ chuyển vào bờ.
Những năm gần đây, nhu cầu tăng cao nên cuộc sống của người dân hành nghề cào dắt khá giả dần, nhờ đó, con cái họ cũng được ăn học đàng hoàng.
“Mỗi ngày tôi cào được khoảng 6 bao dắt, mỗi bao bán được 90.000 đồng nhờ vậy kiếm cũng được 500.000 đồng. Dắt chủ yếu làm thức ăn cho tôm”- ông Hải cho hay.
Nghề cào dắt phải chịu cảnh ngâm mình dưới nước ít nhất 5 tiếng mỗi ngày, chân tay nứt nẻ nhưng bù lại có thu nhập ổn định.
Nếu “trúng mánh” thì mỗi ngày… thu gần 1 triệu đồng dưới đáy sông.
Bà Nguyễn Thị Trang (50 tuổi) chia sẻ: “Chúng tôi phải dầm mình dưới sông nên bị ngứa chân tay là điều tất nhiên. Đôi khi không để ý thì bị mảnh chai cứa vào chân rồi nhiễm trùng, rất nhiều trường hợp bị mắc bệnh ngoài ra”.
Dắt sau khi đầy xuồng sẽ được đưa vào bờ để bán, kết thúc 1 ngày mưu sinh mệt nhọc dưới đáy sông.
Theo Dũ Tuấn (danviet.vn)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã