Học tập đạo đức HCM

Nghiên cứu chọn tạo và ứng dụng giống lúa kháng bệnh bạc lá

Thứ hai - 25/06/2012 03:16
Giống lúa Bắc thơm số 7( BT7) kháng bệnh bạc bạc lá đã được đưa về trồng thí điểm ngay tại các vùng trọng điểm từng thiệt hại nặng do bệnh bạc lá. Kết quả cho thấy giống Bắc thơm số 7 kháng bạc lá có nhiều ưu điểm và triển vọng thay thế dần giống BT7 cũ mà nông dân Miền Bắc đang gieo trồng.
Nông dân thất thu do bệnh bạc lá lúa
Giống BT7 vốn là giống có nguồn gốc ngoại nhập và đã trở thành một giống lúa thuần chất lượng cao, được bà con nông dân khu vực phía Bắc lựa chọn canh tác với diện tích ngày càng tăng.
Theo khảo sát của Viện nghiên cứu lúa – Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội thì hiện nay trung bình các tỉnh ĐBSH, BT7 chiếm tới gần 8% diện tích canh tác và con số này ngày càng tăng cao hơn. Tuy nhiên bệnh bạc lá đã khiến cho nhiều năm liền các tỉnh này bị thiệt hại lớn về năng suất. Cũng theo thống kê tại các tỉnh ĐBSH, vụ Mùa 2010, bệnh bạc lá đã làm giảm 15% năng suất; giảm 7,8 tạ/1 ha. Cá biệt một số hộ dân chỉ thu được 60 – 90 kg/ 1 sào vụ mùa do bệnh bạc lá. 

                                        
                                                             Lúa BT7 bị bệnh bạc lá

Nghiên cứu về gen kháng bạc lá
Tiếp thu những thành tựu của Viện Lúa Quốc tế, các nhà chọn giống trong nước cũng đã cho ra đời những giống lúa kháng bạc lá cho nông dân khu vực Nam Bộ. Còn tại phía Bắc, Viện Nghiên cứu lúa – Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu lai chuyển gen kháng bệnh bạc lá vào giống lúa chất lượng cao BT7 thành giống lúa BT7 kháng bệnh bạc lá.
Kỹ sư Bùi Trọng Thủy, Nguyên cán bộ giảng dạy khoa Nông học và TS Vũ Hồng Quảng, PGĐ Viện nghiên cứu Lúa, Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội đã xem đây là mục tiêu nghiên cứu suốt nhiều năm liền.
TS Vũ Hồng Quảng, cho biết: “Khi Viện nghiên cứu lúa tiếp nhận được 30 dòng lúa đồng đẳng gen của viện lúa quốc tế và của trường ĐH Kyushu Nhật bản thì chúng tôi tiến hành thử nghiệm tính kháng bạc lá trên tất cả các chủng bạc lá phổ biến ở Việt Nam, kết quả mà chúng tôi thu được là có 3 gen kháng tốt với bạc lá tại VN là gen  Xa21, Xa7 và một gen lặn là Xa5.”
Nhóm các nhà khoa học đã nghiên cứu và quyết định lựa chọn 1 trong 3 gen này làm đối tượng tiến hành chuyển gen vào giống lúa thuần chất lượng cao BT7 để khắc phục bệnh bạc lá. 

                                        
                                           TS Quảng( bên phải) và KS Thủy( áo xanh bên trái)

Sau nhiều năm nghiên cứu với các công việc sưu tầm, phân lập các chủng bệnh gây bệnh bạc lá, lây nhiễm bệnh nhân tạo để kiểm chứng tính kháng của các dòng lúa, các nhà khoa học đã tìm thấy trong số hàng trăm mẫu lây nhiễm có một số mẫu cơ bản kháng với nhóm nòi 5 - nòi vi khuẩn phổ biến ở miền Bắc nước ta. Từ đó, nhóm nghiên cứu đã đánh giá phản ứng kháng, nhiễm bệnh của các dòng lúa đẳng gen này với chủng vi khuẩn Xanthomonas Oryzea theo quy định của Viện lúa quốc tế.
Từ những dòng kháng này các nhà khoa học sẽ tiến hành chọn lọc và tiếp tục cho lây nhiễm qua 3 năm ở 6 vụ sản xuất liên tiếp. Những cá thể kháng bệnh tốt này được sử dụng để lai lại với giống BT7 và kết quả đã tạo ra giống BT7 kháng bạc lá.
Về cơ bản, giống lúa có tính kháng bạc lá không có gì khác với giống cũ nhưng theo giải thích của KS Bùi Trọng Thủy thì đặc điểm quyết định tính kháng chính là tạo được bộ lá xanh tốt.
Từ các ruộng thí nghiệm, các nhà khoa học đã tiến hành đưa giống lúa mới về trồng ngay tại các vùng trọng điểm gây bệnh bạc lá tại các tỉnh ven biển như Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An.. để kiểm chứng. Cơ bản kết quả đều cho thấy tỉ lệ kháng bạc lá ở mức khá cao.
Đã được kiểm chứng qua những thí nghiệm, được theo dõi qua nhiều vụ và được chính bà con nông dân thừa nhận khả năng kháng bệnh bạc lá, Viện Nghiên cứu Lúa đã nhanh chóng chuyển giao giống lúa này cho bà con nông dân.
Thêm một giống lúa kháng bệnh chất lượng cao
Mới chỉ nghe thông tin về giống lúa BT7 kháng được bệnh bạc lá, gia đình bà Lê Thị Nghĩa, thôn Nhuận Đông, xã Bình Minh, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương không ngần ngại đăng ký mua giống của HTX để trồng thử ngay vụ đầu tiên. Trước đây, mỗi vụ bà phải mất một khoản kinh phí không nhỏ để phòng trừ bệnh bạc lá – một dịch hại khiến bà lo lắng nhất khi trồng giống lúa này. Tuy nhiên 3 vụ nay khi trồng giống lúa BT7 mới, bà đã tiết giảm được tới 3 phần chi phí cho việc phòng trừ bệnh bạc lá. 

                                           
                                           BT7 kháng bệnh bạc lá đem lại hiệu quả cao cho người trồng lúa

Qua 2 năm thử nghiệm với cả vụ mùa và vụ xuân năng suất của giống BT7 mới đạt từ khoảng 2 tạ/ sào. Đây là con số mà bà chưa từng gặp trong suốt gần 20 năm trồng giống BT7.
Trước kia thì cứ khoảng 80 % là bị bạc lá cháy hết, nhưng từ khi HTX đưa giống mới này về thì chúng tôi thấy là khi vào đòng là không thấy bạc lá, kể cả khi có gió bấc cũng không bị. Năng suất có thể cao hơn từ 10 – 15 %.”- Bà Nghĩa nói.
Theo bà con nông dân ở thôn Nhuận Đông, HTX Bình Minh thì không chỉ có năng suất cao hơn do bệnh bạc lá đã được khống chế mà chất lượng gạo của giống lúa mới cũng có nhiều ưu điểm hơn hẳn giống cũ. Vì vậy, giá bán ra thị trường cao hơn so với giống gạo cũ.
Với những nỗ lực trong việc nghiên cứu gen kháng bạc lá và chuyển gen kháng bạc lá vào giống lúa BT7 chất lượng cao, các nhà khoa học Việt Nam đã từng nước tháo gỡ khó khăn cho người nông dân, từng bước giảm tổn thất do dịch bệnh gây ra trên lúa.
Tuy vậy, công việc nghiên cứu vẫn chưa dừng lại mà hàng năm, hàng vụ, các nhà khoa học vẫn tiếp tục tiến hành lây nhiễm nhân tạo để duy trì tính kháng bạc lá và đảm bảo cung cấp cho bà con giống BT7 kháng bạc lá tốt nhất.
Song điều khiến KS Bùi Trọng Thủy trăn trở là làm thế nào để duy trì được tính kháng bệnh ổn định nhất.Cái lo nhất là tính phân ly cũng như tính ổn định của nó, giữ lâu dài tính kháng của nó. Tính kháng do chuyển gen vừa rồi có thể mất đi do điều kiện thời tiết. Nên các giống mới chỉ 3-5 năm trở lại.”
Bên cạnh đó, các nhà khoa học khuyến cáo bà con nông dân cần tích cực hơn trong khâu bảo quản hạt giống; quản lý tốt dịch hại, canh tác theo đúng quy trình của nhà sản xuất, để góp phần quan trọng đảm bảo hạt giống có độ thuần cao nhất và duy trì sự ổn định của.
Dù vẫn cần có những nghiên cứu chuyên sâu để hoàn thiện nhưng những thành công về nghiên cứu giống lúa kháng bạc lá BT7 cũng đã mở một bước tiến mới về việc ứng dụng công nghệ gen trong công tác chọn tạo giống lúa ở Việt Nam. Đây là những công cụ quan trọng giúp sản xuất lúa hàng hóa ở Việt Nam tiếp cận thị trường theo hướng nâng cao chất lượng và bền vững.
Theo vtc16.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập1,015
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm1,014
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại789,906
  • Tổng lượt truy cập93,167,570
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây