Học tập đạo đức HCM

Người tiêu dùng “cạch” trái cây Trung Quốc

Thứ ba - 15/07/2014 20:14
Khoảng gần tháng nay, tại các chợ bán lẻ trong thành phố hầu như vắng bóng trái cây Trung Quốc. Thay vào đó, trái cây Việt Nam như chôm chôm, vải, măng cụt, thanh long… tràn ngập chợ, giá mềm.

Tại một số chợ như Trần Chánh Chiếu (quận 5), Bình Thới (quận 11), Thị Nghè (Bình Thạnh)… các loại trái cây bị người tiêu dùng “điểm” vào danh sách xuất xứ Trung Quốc như táo, lê, nho, cherry… hầu như chỉ lác đác một, hai nơi bán. Ở một số sạp, mặc dù người bán đã chủ động treo bảng ghi rõ xuất xứ như táo Mỹ, nho Mỹ, lê Thái, cherry New Zealand… giá từ 40.000 – 60.000 đồng/ký, riêng cherry có giá 450.000 – 500.000 đồng/ký nhưng cũng vắng người mua.

Cảnh giác cao độ

Chiều ngày 5.7.2014, tại khu vực chợ trên đường Trần Chánh Chiếu, bà Thuỷ, bán trái cây chẳng buồn lấy khăn lau khô đống cam vỏ vàng của Mỹ vừa bị cơn mưa nhỏ tạt ngang qua.

Bà ngao ngán nói: “Giá có 40.000 đồng/ký vậy mà không ai mua. Khách đến cứ ghé hỏi phải hàng Trung Quốc không là bỏ đi!”

Khoảng hơn tuần trước, do tin đồn vải Trung Quốc nhập lậu vào Việt Nam nên tại một số chợ, người bán cũng cẩn thận ghi rõ xuất xứ cho các loại trái cây khác để tránh bị vạ lây như bòn bon Thái, măng cụt Cái Mơn… Một số tiểu thương cho biết, mặc dù đã treo bảng khẳng định nguồn gốc xuất xứ nhưng hầu như người tiêu dùng đều không tin.

Tại chợ Bình Tây (quận 6), chị Hạnh vừa xếp mấy trái cherry trên mâm lại cho bắt mắt vừa than: “Lúc trước cherry Trung Quốc giá chỉ khoảng 300.000 đồng/ký. Giờ cherry này là của New Zealand giá 500.000 đồng/ký cũng bị nghi là của Trung Quốc”.

Có mức thu nhập ổn định, chị Nguyễn Thị Thanh, nhà quận 3 thường chọn mua trái cây ngoại, chị cho biết những loại trái cây để ngoài sạp phơi nắng phơi gió nhưng vẫn bóng lưỡng, tuy thấy có dán nhãn nhưng người bán làm giả mấy hồi. Trong cửa hàng, siêu thị giá mắc gấp đôi nhưng mua ở đây yên tâm hơn.

“Không bán được nên không nhập nữa”

Tại chợ đầu mối nông sản Tam Bình, Thủ Đức lấy hàng, 23 giờ đêm một ngày cuối tuần, chúng tôi có mặt tại khu vực bán trái cây ngoại.

Thật bất ngờ, lượng trái cây ngoại, đặc biệt là trái cây Trung Quốc về chợ Tam Bình giảm hẳn. Chúng tôi chỉ đếm được mấy loại như đào, táo, nho, riêng quả lê thì thấy vắng hẳn dù mùa này Trung Quốc đang thu hoạch rộ. Thay thế hàng Trung Quốc ở khu vực trái cây ngoại xuất hiện thêm mặt hàng vải thiều được chở từ phía Bắc vào. 100% các vựa trái cây ngoại đều có bán vải thiều. Vải thiều cũng được đóng vào các thùng cáctông, trữ trong xe lạnh, bên ngoài in logo trái vải, địa chỉ sản xuất ở Lục Ngạn, Bắc Giang rất bắt mắt.

Anh Minh, chủ một sạp trái cây ngoại ở chợ này cho biết hơn một tháng nay các chủ sạp như anh phải bán “độn” thêm trái cây nội, nhất là quả vải mới đủ trang trải chi phí vì trái cây Trung Quốc tiêu thụ rất chậm.

“Không hiểu sao tiểu thương chợ lẻ lấy ít hẳn táo, lê Trung Quốc. Hỏi thì họ giải thích mặt hàng này bán không được nữa nên chúng tôi cũng không đặt hàng nữa!”, anh Minh giải thích.

Một số chủ sạp trái cây ngoại khác thì giải thích lý do không nhập trái cây ngoại là vì mùa này trái cây nội về chợ rất nhiều, phong phú chủng loại, chất lượng ngon và giá cả khá mềm.

“Chúng tôi phải chuyển sang bán vải, đồng thời tăng lượng hàng trái cây nhập từ Mỹ, Úc, Canada để thay trái cây Trung Quốc”, một chủ sạp trái cây ngoại nói.

Ban quản lý chợ đầu mối Tam Bình cũng ghi nhận trái cây Trung Quốc do mất sức hấp dẫn đối với tiểu thương nên sản lượng về chợ chỉ còn khoảng 5 – 10 tấn mỗi đêm, trong khi trước đây có đêm lên đến hàng trăm tấn.

Còn theo ông Nguyễn Đăng Phú, phó giám đốc chợ Bình Điền, quận 8, tiểu thương chợ này không nhập trái cây Trung Quốc, thay vào đó họ bán trái cây nội.

“Chúng tôi cũng bất ngờ, vì trước đây các mặt hàng như táo, lê, nho, đào… xuất xứ Trung Quốc nhập về có đêm hàng chục tấn. Nay thì mất hẳn”, ông Phú nói.

Theo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập644
  • Hôm nay38,433
  • Tháng hiện tại44,800
  • Tổng lượt truy cập88,723,134
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây