Học tập đạo đức HCM

Nguy cơ từ bón thừa phân đạm

Thứ tư - 27/06/2012 04:01
Các triệu chứng thừa đạm như sau: cây lúa nhìn có màu xanh quá mức bình thường; có thể đang khỏe mạnh lúc chưa chín nhưng có nguy cơ đổ ngã lúc gần chín và gây thất thu nếu ngập nước...
Theo khuyến cáo, bón phân cho lúa hè thu chỉ khoảng 3 đợt và đợt cuối cùng vào khoảng 35 - 40 ngày sau khi sạ (tùy theo lúa 90 - 100 ngày). Tổng lượng nhu cầu đạm nguyên chất (N) khuyến cáo cho cả vụ hè thu khoảng 80kg/ha (quy ra khoảng 174kg urê/ha). Tuy nhiên, tùy theo tình hình phát triển và điều kiện đồng ruộng cụ thể, một số bà con thường bón thêm đợt phụ để đón đòng, bón rước hạt... có thể dẫn đến thừa đạm.Triệu chứng thừa đạm: Cây lúa nhìn có màu xanh quá mức bình thường; có thể đang khỏe mạnh lúc chưa chín nhưng có nguy cơ đổ ngã lúc gần chín và gây thất thu nếu ngập nước; dễ nhiễm các bệnh như cháy bìa lá, đốm vằn, đạo ôn và sâu hại, nhất là sâu cuốn lá giai đoạn sau trổ bông nguy cơ giảm năng suất lúa; cũng có thể ruộng lúa có màu xanh không đồng đều do bón phân đạm không đều.Thiệt hại về kinh tế, xã hội và môi trường do bón thừa đạm là tăng khả năng tấn công của sâu bệnh, nông dân phải chi phí thêm công lao động và thuốc BVTV để phòng trừ. Khi đó liên quan đến rủi ro về sức khỏe và bệnh tật. Nếu lúa đổ, năng suất không chỉ giảm mà còn gây ra lúa lép lửng nhiều, chất lượng gạo kém, giá bán thấp, lợi nhuận giảm. Thừa đạm còn gây ô nhiễm môi trường do lượng nitrat chảy vào trong nguồn nước. Có khi còn lưu lượng nitrat trên hạt không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.Biện pháp hạn chế bón thừa đạm cho lúa: Chú ý chỉ bón đủ theo liều khuyến cáo các giai đoạn cây lúa cần. Trung bình cân bằng khoảng 20kg N cho mỗi tấn hạt lúa sản xuất được (khoảng 43,5kg urê). Cán bộ kỹ thuật và khuyến nông cần hướng dẫn và thực hiện các thí nghiệm trên đồng ruộng để nông dân hiểu đã có sẵn bao nhiêu lượng đạm được cung cấp từ đất và các nguồn khác như từ nước, từ vi sinh vật và do cây trồng luân canh (nếu có). Từ đó, chỉ áp dụng phân đạm bổ sung nhằm đạt được năng suất mục tiêu.Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập592
  • Hôm nay84,040
  • Tháng hiện tại820,150
  • Tổng lượt truy cập93,197,814
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây