Đồng thời bùng phát một số bệnh về tiêu hoá như hội chứng tiêu chảy, chướng hơi dạ cỏ; các bệnh truyền nhiễm như tụ huyết trùng; lở mồm long móng,.. gây thiệt hại lớn cho hoạt động chăn nuôi gia súc ăn cỏ trong vùng và đời sống dân cư. Để giảm tác động của thời tiết khắc nghiệt đến sự phát triển chăn nuôi gia súc nói chung và gia súc ăn cỏ nói riêng, đồng thời góp phần cung cấp đủ lượng thực phẩm cho tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán. Người chăn nuôi cần biết nguyên nhân phát sinh các bệnh nêu trên để chủ động quản lý chăm sóc đàn gia súc và áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp, kịp thời.
1. Nguyên nhân phát sinh bệnh trên gia súc trong vụ Đông Xuân
- Do mưa ẩm làm bãi chăn, đồng cỏ, chuồng trại bị ô nhiễm tạo điều kiện cho các loại mầm bệnh như vi khuẩn, vi rút hay ký sinh trùng phát triển bám vào thức ăn và theo nguồn nước xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.
- Do gia súc ăn thức ăn dính bẩn, ôi thiu, thức ăn quá nhiều đạm hoặc do khan hiếm thức ăn dẫn đến thay đổi thức ăn đột ngột làm cho rối loạn tiêu hóa gây ỉa chảy.
- Không thực hiện tẩy giun, sán định kỳ dẫn đến gia súc bị tổn thương đường tiêu hoá do các loại giun sán ký sinh gây nên.
- Do gia súc được sinh ra đúng thời điểm khí hậu khắc nghiệt, cơ thể còn non rất mẫn cảm với mầm bệnh.
- Do thay đổi đột ngột nhiệt độ môi trường chăn nuôi, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm quá lớn.
2. Các biện pháp quản lý và loại trừ nguyên nhân gây bệnh cho gia súc ăn cỏ vụ Đông Xuân
- Định kỳ tiêu độc chuổng trại bãi chăn thả bằng các loại thuốc sát trùng.
- Định kỳ tẩy trừ giun sán ký sinh đường tiêu hóa bằng Vimectin và VimeFasci hoặc Hanmectin mỗi năm 2 lần cách nhau 6 tháng với liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Tiêm phòng định kỳ các bệnh truyền nhiễm gây hại trên gia súc 1 năm 2 lần như tụ huyết trùng, lở mồm long móng, nhiệt thán.
- Rửa sạch và hong khô thức ăn trước khi cho gia súc ăn, tập cho gia súc quen dần với thức ăn mới. Chủ động chế biến, bảo quản và dự trữ thức ăn cho gia súc trước mùa mưa lạnh, tránh tình trạng thiếu thức ăn trong vụ Đông Xuân.
- Không thả rông gia súc hoặc chăn thả gia súc khi trời mưa, gió lạnh; có biện pháp phòng chống giá rét và che mưa cho gia súc khi vận chuyển hoặc chăn thả.
- Thực hiện gia cố, che chắn chuồng nuôi tránh rét, gió lùa và mưa tạt.
- Bổ sung thức ăn tinh cho gia súc, tuy nhiên không nên cho ăn quá nhiều, thức ăn giàu đạm, thức ăn chứa chất nhày dễ lên men sinh hơi.
- Xây dựng kế hoạch sinh sản cho đàn vật nuôi, đảm bảo gia súc được sinh ra trong thời điểm thuận lợi về thời tiết, khí hậu và dồi dào về thức ăn.
Trên đây là những khuyến cáo với bà con chăn nuôi cách nhận biết các nguyên nhân gây bệnh và những biện pháp loại trừ nguyên nhân gây bệnh, tạo điều kiện để phát triển chăn nuôi gia súc bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.
Theo TTKNQG
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã