Học tập đạo đức HCM

Nhu cầu dinh dưỡng cho tôm thẻ chân trắng

Thứ tư - 06/09/2017 21:03
Qua khảo sát về hàm lượng dinh dưỡng trong các loại thức ăn công nghiệp nuôi tôm tại Ấn Độ, nhóm nghiên cứu đã tìm ra được nhu cầu dinh dưỡng cần thiết với tôm thẻ chân trắng cũng như xu hướng sản xuất thức ăn hiện nay.
 

Axit amino của 8 mẫu thức ăn thể hiện ở các màu khác nhau

Axit amino của 8 mẫu thức ăn thể hiện ở các màu khác nhau 

Phân tích

Nhóm nghiên cứu đã lấy 8 mẫu thức ăn của 8 thương hiệu nổi tiếng để phân tích nhu cầu chất dinh dưỡng cần thiết cho tôm như axit amio, phospholipid, cholesterol, n-3, và aixt béo không bão hòa.

Từ năm 2013, Nutriad đã nghiên cứu thành phần thức ăn công nghiệp cho tôm tại Ấn Độ. Nghiên cứu mới nhất (năm 2016) đã giới hạn mẫu thức ăn viên với kích thước 3P. Thức ăn viên 3P có các chỉ tiêu dinh dưỡng như sau: Protein thô (35 - 36%); béo thô (4,5 - 6%), tro thô (<13%) và xơ thô (2 - 5%). Những mẫu thức ăn này đều được sản xuất trong quý II/2016 và bảo quản trong điều kiện phòng thí nghiệm trước khi phân tích.

Protein thô được phân tích bằng phương pháp Kjedahl; chất béo thô được phân tích phương pháp Soxhlet; axit béo bằng phương pháp sắc ký khí dựa theo ly trích chất béo; cholesterol sử dụng phương pháp hóa xà phòng trực tiếp; phospholipids phân tích bằng phương pháp quang phổ 31P-NMR và phân tích axit amino và nitrogen được thực hiện bởi Evonik Degussa GmbH.

Protein thô và chất béo

Hàm lượng protein thô dao động 33,9 - 40,7%, trung bình 36,4 + 2,3%. 5 trong 8 mẫu thức ăn có thành phần protein cao hơn mức tối thiểu trên nhãn sản phẩm là 35%. Tính trung bình, các mẫu thức ăn đều có hàm lượng protein cao hơn thông số ghi trên nhãn là 4%.

Chỉ tiêu chất béo sẽ khác nhau giữa các hãng sản xuất thức ăn khác nhau, dao động 4,5 - 6%, mức phổ biến nhất là trên 5%. Tất cả thức ăn được phân tích đều có hàm lượng chất béo cao hơn 5%, đạt mức trung bình 6,18 + 0,54%, vượt 25% so chỉ tiêu ghi trên nhãn sản phẩm. Không có mối tương quan rõ nét giữa hàm lượng protein thô và béo thô cho thấy sự thiếu nhất quán giữa các chuyên gia dinh dưỡng về tầm quan trọng của tỷ lệ protein/chất béo trong khẩu phần ăn cho tôm.

Axit amino

Nhu cầu dinh dưỡng axit amino trong tôm khá phức tạp do tác động từ tính thấm của axit amino trước khi tiêu hóa. Những kiến thức hiện nay về nhu cầu axit amino trong tôm thẻ chân trắng vẫn rất hạn chế do còn thiếu nhiều nghiên cứu khoa học.

Trong khảo sát nói trên, hàm lượng lysine trung bình là 2,11 + 0,17% và methinonine 0,63 + 0,09%.  Hàm lượng axit arginine và axit amino trung bình là 2,41 + 0,12%.

Phospholipids, n-3 HUFA, cholesterol

5 trong 8 mẫu thức ăn có chứa 5 g/kg n-3 HUFA, trong khi hàm lượng béo thô dao động 5,8 - 7,1 g/kg (trung bình 6,18 + 0,54%); một mẫu thức ăn có chứa hơn 7 g/kg n-3 HUFA và 2 mẫu thức ăn còn lại có hàm lượng n-3 HUFA dưới 3 g/kg.

Khảo sát cho thấy nhu cầu cholesterol dao động 0,5 - 5 g/kg với tôm thẻ chân trắng. Trước đó, Duerr và Waldh (1996) chỉ ra hàm lượng cholesterol dưới 1 g/kg sẽ giới hạn tăng trưởng của tôm thẻ; Morris et al (2001) lại báo cáo nhu cầu cholesterol với tôm thẻ ở pha tăng trưởng dao động 0,76 - 1,1 g/kg. Một phân tích thống kê khác lại chỉ ra lượng cholesterol cần thiết để đảm bảo tăng trưởng tối ưu ở tôm thẻ phải là 1,5 g/kg. Gong et al. (2000) đã ước tính lượng cholesterol cần cho tôm thẻ là 3,5 g/kg trong trường hợp không bổ sung phospholipids. Với tỷ lệ 1,5 - 3% phospholipids, nhu cầu cholesterol đã giảm xuống lần lượt là 1,4 và 1,3 g/kg.

Lượng cholesterol trong những mẫu thức ăn được phân tích đều dưới 1 g/kg. 6 mẫu thức ăn chăn nuôi lượng cholesterol trung bình 0,64 g/kg + 0,16; 1 mẫu chứa 0,7 + 0,8 g/kg và một mẫu còn lại chứa 0,34 g/kg cholesterol.

Khảo sát cho thấy, thức ăn cho tôm thẻ bắt buộc phải bổ sung phospholipid mới đảm bảo tăng trưởng tối ưu cho vật nuôi. Ngoài ra, bổ sung 1,5% phosphatidyl choline (PC) từ 95% nguồn đậu nành tinh khiết, 94% trứng gà tinh khiết hoặc lecithin đậu nành (23% PC) cũng giúp tôm thẻ tăng trưởng tốt hơn hẳn chế độ ăn không bổ sung PC (Coutteau et al.1996). Hàm lượng khuyến nghị với phospholipids từ các nguồn đậu nành dao động 1,25 - 6,5%, tùy loại tôm nuôi, pha nuôi cũng như độ tinh khiết của lecithin. Hàm lượng trung bình của phospholipids trong khảo sát nói trên là 1,74% + 0,43 (min 1,13% - max 2,5%). 

Xu hướng dinh dưỡng

Nếu so sánh với khảo sát tương tự năm 2014 có thể thấy nhu cầu protein thô trung bình đã tăng từ 35,8% tới 36,4%; hàm lượng chất béo thô vẫn ổn định 6,2%; hàm lượng n-3 HUFA và cholesterol lần lượt giảm 16% và 24%; trong khi lượng phospholipids tiêu thụ trung bình tăng 38%.

Dễ thấy, nhu cầu cholesterol và n-3 HUFA giảm chủ yếu do xu hướng thay thế dầu cá, bột cá bằng các loại đạm thực vật ngày càng phổ biến; bù lại, hàm lượng phospholipids và protein thô lại tăng. Tuy vậy, giảm lượng chất béo cần thiết như cholesterol, phospholipids và n-3 HUFA trong thức ăn hiện nay đã ảnh hưởng đáng kể tới tăng trưởng, tỷ lệ biến đổi thức ăn và hiệu quả protein trong tôm thẻ chân trắng. Những xu hướng này lại thúc đẩy việc sử dụng các loại phụ gia cải thiện khả năng tiêu hóa như muối mật. Ngoài ra, muối mật còn tạo ra chất thay thế hợp chất hữu cơ steroid mà tôm không tự tổng hợp được. Bổ sung muối mật vào khẩu phần ăn lipids thấp đã phục hồi khả năng tăng trưởng của tôm về mức tương tự như chế độ ăn chứa các chất béo thiết yếu. Nhờ đó, các công ty dinh dưỡng vẫn có thể tạo ra công thức thức ăn với chi phí tiết kiệm hơn nhờ cắt giảm phospholipids, cholesterol và n-3 HUFA mà không ảnh hưởng tới tăng trưởng của tôm.


>> Mẫu thức ăn được phân tích có lượng dưỡng chất trung bình: 36,4 + 2,3% protein thô; 6,28 + 0,86% béo thô; 2,11 + 0,17% lysine; 0,36 + 0,09% methionine; 2,41 + 0,12% arginine; 4,42 g/kg + 1,74 g/kg n-3 HUFA; 0,64 + 0,16 g/kg cholesterol; 1,74 + 0,43% phospholipids. Xu hướng chung trong ngành dinh dưỡng từ giữa năm 2014 tới nay là sản xuất thức ăn chứa cholesterol và n-3 HUFA thấp hơn nhờ sử dụng các loại nguyên liệu có nguồn gốc thực vật thay thế động vật.
TS Peter Coutteau - Giám đốc nhóm phụ gia thủy sản | Alexander van Hal-teren - Giám đốc phát triển kinh doanh thủy sản Tập đoàn Nutriad 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập141
  • Hôm nay64,657
  • Tháng hiện tại895,384
  • Tổng lượt truy cập92,069,113
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây