Học tập đạo đức HCM

Những dịch bênh hại cần chú ý trong tuần (từ 21-27/8)

Thứ hai - 20/08/2018 21:11
Tại các tỉnh phía Bắc, sâu cuốn lá nhỏ trưởng thành lứa 6 vũ hóa rộ. Trứng nở, sâu non hại diện rộng giai đoạn đẻ nhánh rộ, đứng cái đến làm đòng.

1. Trên lúa

1.1. Các tỉnh phía Bắc: Sâu cuốn lá nhỏ trưởng thành lứa 6 vũ hóa rộ. Trứng nở, sâu non hại diện rộng giai đoạn đẻ nhánh rộ, đứng cái đến làm đòng. Rầy cám lứa 6 nở và gây hại diện rộng trên các trà lúa. Sâu non gây bông bạc trên lúa cực sớm - sớm, hại dảnh héo trên lúa chính vụ - muộn. Bệnh lùn sọc đen tiếp tục hại, nhất là trên trà lúa cuối đẻ nhánh đến phát triển đòng và những vùng có áp lực bệnh cao trong vụ mùa 2017...

1.2. Các tỉnh Bắc Trung bộ: Bệnh lùn sọc đen hại trên lúa Hè Thu và lúa Mùa sớm. Bệnh có nguy cơ phát sinh gây hại gia tăng trên lúa Mùa muộn tại các huyện miền núi và ven biển của Nghệ An, Thanh Hóa. Rầy nâu, rầy lưng trắng hại trên diện rộng ở giai đoạn lúa đứng cái, làm đòng, trỗ bông. Sâu cuốn lá nhỏ gây hại tăng lúa đẻ nhánh, đứng cái, làm đòng. Chuột, khô vằn, bệnh bạc lá vi khuẩn... xu hướng tăng giai đoạn lúa đứng cái đến đòng trỗ.

1.3. Các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên: Rầy nâu, rầy lưng trắng, khô vằn, đen lép hạt... gia tăng gây hại trên lúa Hè Thu giai đoạn đòng trỗ đến chín. Bọ trĩ, sâu keo, dòi đục nõn, sâu đục thân... hại trên lúa Hè Thu muộn và lúa vụ 3 giai đoạn mạ đến đẻ nhánh, làm đòng. Bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông hại cục bộ trên lúa Mùa ở Tây Nguyên và các huyện miền núi đồng bằng, các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận...

1.4. Các tỉnh Đông Nam bộ và ĐBSCL: Rầy nâu phổ biến tuổi 3-5. Do ảnh hưởng của việc thu hoạch lúa Hè Thu, rầy nâu trưởng thành di trú rải rác vì vậy cần duy trì mực nước trên ruộng thích hợp để hạn chế rầy chích hút thân cây lúa, khi rầy xuất hiện mật số cao cần xử lý thuốc kịp thời theo nguyên tắc 4 đúng đối với lúa Thu Đông dưới 25 ngày sau sạ. Bệnh đạo ôn giảm do lúa Hè Thu đang vào cuối vụ. Trên lúa Thu Đông cần theo dõi phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

2. Trên cây trồng khác

- Cây rau màu: Sâu tơ, bệnh mốc sương... tiếp tục gây hại. Bệnh khảm lá virus trên cây đậu xanh gây hại nặng tại Đắk Lắk.

- Bệnh chổi rồng trên cây nhãn, bệnh đốm nâu và thán thư trên cây thanh long, bệnh greening trên cây có múi, tuyến trùng hại rễ và bệnh chết nhanh chết chậm trên cây hồ tiêu, bọ xít muỗi và thán thư trên cây điều, bọ cánh cứng và vòi voi trên cây dừa, bệnh khô cành và gỉ sắt trên cây cà phê, bệnh khảm lá virus trên cây sắn, bệnh trắng lá và sâu đục thân trên cây mía… tiếp tục gây hại.

CỤC BVTV

KHUYẾN CÁO

Trên lúa:

+ Để phòng trừ rầy nâu gây hại mạnh, sử dụng Applaud 25WP - Giải pháp trừ rầy nâu (môi giới truyền bệnh VL-LXL) hiệu quả; hoặc sử dụng Wellof 3GR, rải đều trên ruộng lúa, khi rầy ở tuổi 1, 2.

+ Đối với sâu cuốn lá nhỏ phun ở ngưỡng phòng trừ sử dụng Opulent 150SC hoặc Wellof 330EC.

+ Để trừ sâu đục thân hại lúa, sử dụng Nurelle D 25/2.5EC, phun sau khi bướm nở rộ 5-7 ngày.

+ Sử dụng Bonny 4SL phun khi bệnh chớm xuất hiện, tỷ lệ bệnh khoảng 5 – 10%.

+ Sử dụng Aviso 350SC phòng trừ bệnh lem lép hạt, phun ở giai đoạn trước trổ và sau khi lúa trổ đều.

+ Sử dụng Pulsor 23DC, Catcat 250EC, Vali 5SL phun khi bệnh vết bệnh khô vằn (trên lúa, ngô) lúc mới xuất hiện.

+ Ngoài ra để kích thích cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt, sử dụng Hoàng Hổ Si phun ở giai đoạn đẻ nhánh (15-20 ngày sau sạ), làm đòng (38-45 ngày sau sạ) và giai trước trỗ hoặc sau khi trỗ đều.

Cây rau:

+ Sử dụng phân bón lá Foliar Blend cung cấp dinh dưỡng vi lượng dễ hấp thụ cho cây trồng, kích thích sự sinh trưởng của cây trồng, kích thích sự phát triển của vi sinh vật có ích trong đất, giúp cây trồng khỏe mạnh, tăng năng suất và chất lượng nông sản khi thu hoạch.

+ Sử dụng Gekko 20SC với hoạt chất Amisulbrom 200g/l để phòng trừ bệnh sương mai, giả sương mai trên dưa leo, cà chua.

Cây tiêu:

+ Đối với bệnh chết nhanh, chết chậm, khuyến cáo phòng bệnh định kỳ. Kết hợp phun phủ trụ Manozeb 80WP + Bonny 4SL, phun 4-6 lít nước/gốc và kết hợp rải Wellof 3GR trừ rệp sáp gốc và rễ.

+ Để trừ nấm Phytophthora (nguyên nhân gây ra bệnh chết nhanh cây tiêu), sử dụng Gekko 20SC – Chứa hoạt chất Amisulbrom, tưới 4-6l/gốc để tiêu diệt mầm bệnh.

H.A.I


Theo: nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập601
  • Hôm nay84,102
  • Tháng hiện tại820,212
  • Tổng lượt truy cập93,197,876
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây