Học tập đạo đức HCM

“Nổ” như quảng cáo phân bón lá, cái gì cũng "siêu to, siêu nở"

Thứ năm - 22/11/2018 02:37
Có rất nhiều loại phân bón lá khi nhìn vào nhãn mác, bao bì với những hình ảnh bắt mắt, những dòng quảng cáo, giới thiệu rất có cánh… xem qua cứ như những loại “siêu phân bón”, một “thần dược” giải quyết mọi vấn đề cho cây trồng. Thế nhưng thực tế chưa hẳn vậy.

Phân bón lá là một trong những giải pháp kỹ thuật về dinh dưỡng cây trồng được nông dân sử dụng khá phổ biến trong những năm gần đây. Những lợi ích vượt trội mà loại phân bón này đem lại như: gọn nhẹ, dễ sử dụng, có thể cung cấp dinh dưỡng nhanh cho cây trồng trong những trường hợp cây cần nhu cầu các chất dinh dưỡng cấp thiết như khi cây suy yếu do bị tổn thương bộ rễ, trong các trường hợp thời tiết bất lợi hoặc các giai đoạn cây cần nhu cầu chuyên biệt như khi phân hóa mầm hoa, nuôi quả, nuôi củ, phát triển mạnh cành, lá, ra rễ…

Chính vì nhu cầu thực tế này mà hiện nay trên thị trường phân bón lá xuất hiện nhan nhản các loại nhãn hiệu khác nhau. Qua khảo sát tại một số đại lý kinh doanh vật tư nông nghiệp, dù quy mô lớn hay nhỏ cũng bày bán hàng chục loại với tên gọi "rất kêu".

 “no” nhu quang cao phan bon la, cai gi cung 'sieu to, sieu no' hinh anh 1

Trên thị trường hiện có rất nhiều loại phân bón lá, mỗi cửa hàng thường bày bán hàng chục chủng loại khác nhau, làm nông dân "hoa mắt" khi chọn lựa sản phẩm, chủ yếu dựa vào tư vấn của đại lý. Ảnh: HQ

Sự cạnh tranh giữa các sản phẩm phân bón lá rất khốc liệt, ngoài cạnh tranh về chất lượng, giá, chính sách bán hàng... còn có cạnh tranh về quảng cáo. Đặc biệt, do nắm được tâm lý nông dân thường quyết định mua sản phẩm dựa nhiều vào những gì quảng cáo, giới thiệu trên bao bì sản phẩm, nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh phân bón lá không ngại tung ra những lời quảng cáo theo kiểu “nổ banh” cho sản phẩm của mình.

Một trong những từ được dùng phổ biến là “siêu”, cái gì cũng siêu, từ siêu các thành phần dinh dưỡng như: siêu lân, siêu Kali, siêu đồng, siêu kẽm, siêu Bo… cho đến “siêu” công dụng: siêu ra rễ, siêu to củ, siêu to trái, siêu bung đọt, siêu tăng trưởng, siêu ra hoa, siêu tạo mầm…

 “no” nhu quang cao phan bon la, cai gi cung 'sieu to, sieu no' hinh anh 2

Một sản phẩm được ghi là siêu KaliBo, bên dưới có chữ "Thái" không rõ nhập khẩu Thái lan hay công nghệ Thái lan ?. Ảnh: HQ

Nhiều sản phẩm lại liệt kê các nhu cầu, mong muốn cụ thể của từng loại cây. Chẳng hạn như sản phẩm bán chuyên cho cây thanh long được ghi là: bảng tai to, dài và dày, trái to căng tròn, nặng ký, màu sắc bóng đẹp, giữ tai xanh lâu hơn. Hoặc các sản phẩm chuyên cho cây lúa như siêu nở bụi, siêu to hạt, chín chắc tới cậy, siêu cứng cây. Có loại phân bón lá còn quảng cáo là có công dụng hạ phèn, cải tạo đất…

 “no” nhu quang cao phan bon la, cai gi cung 'sieu to, sieu no' hinh anh 3

Một số loại phân bón nhìn vào nhãn mác, những lời giới thiệu thì đây toàn là những loại siêu phân bón, giải quyết tất cả những gì cây trồng cần. Ảnh: HQ

Trao đổi với PV, chị Ngô Ngọc Diệp, chủ 1 đại lý phân bón ở Cai Lậy, Tiền Giang cho biết, hiện có rất nhiều loại phân bón cạnh tranh, công ty nào quảng cáo nghe cũng hay, nhiều nông dân nhìn vào quảng cáo, nhãn mác để mua hàng, thực tế có nhiều quảng cáo nói hơi quá, trong một sản phẩm mà đủ chức năng.

Do đó, khi chọn lựa sản phẩm để bán chỉ ưu tiên những công ty uy tín, chất lượng đã được chứng minh, kiểm chứng. Đề phòng các sản phẩm quảng cáo tung hô lên trời, sau khi nông dân sử dụng không hiệu quả như mong muốn thì công ty cũng đã thu đủ tiền và biến mất.

Thực tế là quá trình để đăng ký lưu hành các sản phẩm phân bón lá phải trải qua công đoạn khảo nghiệm theo quy định. Tuy nhiên, các yêu cầu khảo nghiệm cũng chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá hiệu lực nông học, cách sử dụng, hiệu quả kinh tế…

Các chỉ tiêu chuyên biệt như khả năng ra rễ, bung đọt, kích ra hoa… hoặc các chỉ tiêu về cảm quan như bóng trái, căng trái, đẹp tai, màu sắc đẹp nếu muốn công bố thì phải thực hiện theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu này nhưng thực tế rất ít các đơn vị thực hiện để có bằng chứng khoa học và được xác nhận mà chỉ tự công bố theo lý thuyết.

 “no” nhu quang cao phan bon la, cai gi cung 'sieu to, sieu no' hinh anh 4

Nhìn vào những nhãn phân bón kiểu này, người tiêu dùng cũng không rõ đây là hàng nhập khẩu hay sử dụng nguyên liệu, công nghệ của nước ngoài, thậm chí tên và địa chỉ công ty cũng ghi bằng tiếng nước ngoài, mặc dù sản phẩm đang bán trong nước. Ảnh: HQ

Dạng quảng cáo phổ biến khác là trên các nhãn phân bón lá ghi nguyên liệu sản xuất nhập khẩu và công nghệ sản xuất toàn những nước có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến như Mỹ, châu Âu nhưng không biết người tiêu dùng kiểm chứng bằng cách nào? Có những loại phân bón ghi là sản xuất tại công ty ở Việt Nam nhưng lại in hình cờ Mỹ, Đức, Thái, Israel, Ấn Độ… hoặc như ghi vài dòng chữ nước ngoài hay biểu tượng một quốc gia nào đó khiến nông dân lầm tưởng đây là hàng nhập khẩu.

 “no” nhu quang cao phan bon la, cai gi cung 'sieu to, sieu no' hinh anh 5

Cách trình bày trên nhãn bao bì của sản phẩm này người mua dễ bị lầm tưởng đây là sản phẩm nhập khẩu của Mỹ, thế nhưng bên hông hộp lại đươc ghi bằng 1 dòng chữ rất nhỏ là sản xuất tại Nhà máy phân bón NVHK, Bến Lức, Long An. Ảnh: HQ

Theo Tiến sĩ Lê Xuân Đính, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phân bón Miền Nam, một chuyên gia lâu năm trong ngành phân bón: “Cơ quan chức năng nên cấm các loại “siêu”. Nếu muốn ghi siêu thì bắt buộc phải khảo nghiệm để xác định có quy chuẩn. Phân bón lá không được ghi hạ phèn, vì không có loại nào hạ được phèn. Giải độc phèn, giải độc hữu cơ thì phân bón lá có thể làm được”.

Cũng theo TS Đính, các loại phân sản xuất trong nước mà ghi công nghệ nước ngoài thì phải có minh chứng, nếu không sẽ phạm tội lừa dối, lừa đảo. Các loại phân bao bì ghi Mỹ, Anh, Nhật, Đức,... mà không thực sự nhập khẩu thì phải bắt xử lý ngay, phạt nặng, và thậm chí đóng cửa doanh nghiệp.

 “no” nhu quang cao phan bon la, cai gi cung 'sieu to, sieu no' hinh anh 6

Sản phẩm này được ghi 1 dòng rất to là "Siêu vọt đọt" ngoài công dụng sung cây, bung đọt, mập cơi, xanh dày lá còn có thêm dòng "vượt qua hạn mặn" ? Ảnh: HQ 

Được biết, theo quy định tại Nghị định số 108/2017/NĐ-CP về quản lý phân bón, khi đăng ký lưu hành phân bón, các đơn vị có sản phẩm đăng ký phải nộp kèm mẫu nhãn phân bón và hành vi đặt tên phân bón gây hiểu nhầm, sai lệch bản chất phân bón là hành vi bị nghiêm cấm.

Theo Lê Quang (danviet.vn)

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập126
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại282,375
  • Tổng lượt truy cập92,660,039
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây