Học tập đạo đức HCM

Nông nghiệp sinh thái: Lợi kinh tế, sạch môi trường

Thứ năm - 20/09/2012 10:14
Xe vừa chạm tới vùng thanh long ở huyện Châu Thành (Long An), tôi đã thoáng ngửi thấy mùi thuốc BVTV phảng phất đây đó. Nhưng khi vào trong vườn thanh long 1,5 ha của ông Huỳnh Văn Tây ở ấp Mỹ Xuân, xã Dương Xuân Hội, thì không còn thấy một chút mùi thuốc BVTV nào nữa.

>> Tôm- lúa bền vững
>> Không thể ''tự bơi''
>> Cánh đồng hữu cơ Đất Mũi
>> Khỏe người, nặng túi
>> Lợi ích lớn
>> Ruộng lúa, bờ hoa

Khỏe người

Đang thu hái thanh long chín, ông chủ vườn Huỳnh Văn Tây (Ba Tây), tạm ngừng tay tiếp chuyện tôi. Nhắc tới chuyện mùi thuốc BVTV mà tôi đã ngửi thấy trước khi đến vườn ông, Ba Tây cười bảo: “Thanh long mùa này nhiều bệnh vì mưa nhiều, cứ 6-7 ngày người ta lại phải xịt thuốc BVTV một lần. Ngoài ra còn dùng một loại thuốc tăng trưởng để vuốt tai thanh long cho nó giữ màu xanh, không bị chín theo trái. Vậy nên cậu ngửi thấy mùi thuốc trừ sâu là phải thôi”.

“Vườn của anh không dùng thuốc sao?”, tôi hỏi. Ba Tây trả lời: “Chỉ dùng một loại thuốc hóa chất với liều lượng rất thấp để xịt bông thôi. Còn khi đã đậu trái, chỉ xử lý bằng thuốc sinh học. Phân bón cũng không xài phân hóa chất, mà toàn là phân hữu cơ, cộng thêm phân chuồng. Vì thế, vườn không còn bị ô nhiễm như trước đây nữa”.

Về môi trường là vậy. Còn về sức khỏe người SX? Ba Tây bật mí: “Khi chưa dùng thuốc sinh học. Mỗi lần phun thuốc hóa chất để trừ bệnh, là người lại cảm thấy nôn nao, mệt mỏi, khó chịu lắm, dù đã đeo khẩu trang. Bây giờ, vẫn 6-7 ngày phun thuốc một lần, nhưng thuốc sinh học không làm mình bị mệt mỏi, khó chịu như trước”.

Ba Tây là người đầu tiên ở Dương Xuân Hội trồng thanh long theo hướng không sử dụng các loại phân bón bằng hóa chất và giảm thiểu tối đa thuốc BVTV có nguồn gốc hóa chất. Thấy được tác dụng lớn trong việc giữ gìn môi sinh, bảo vệ môi trường của hình thức canh tác này, nhiều hộ trồng thanh long ở Dương Xuân Hội và các xã, thị trấn lân cận cũng thuộc huyện Châu Thành như thị trấn Tầm Vu, xã An Lục Long, xã Hiệp Thành... đã học theo.


Thanh long hữu cơ của Ba Tây

Ông Hai Trạng, một nông dân ở xã Hiệp Thạnh, trồng thanh long đã gần chục năm nay. Trước đây, ông dùng toàn phân bón vô cơ và phun nhiều thuốc trừ sâu, nên ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của gia đình. Bắt đầu từ năm nay, ông chuyển 1,3 ha sang làm thanh long hữu cơ, sức khỏe của gia đình ông có chuyển biến rõ rệt. Bên cạnh đó, nhờ được giá bao tiêu ổn định, đảm bảo cho nông dân có lời khá, nên ông cũng thêm khỏe người bởi không phải lo chuyện giá lên giá xuống như trước đây nữa.

Phong trào trồng thanh long hữu cơ cũng đang lan nhanh sang huyện Chợ Gạo của tỉnh Tiền Giang (huyện Chợ Gạo nằm sát bên huyện Châu Thành của Long An, tạo thành một vùng thanh long lớn của ĐBSCL). Nếu như ở các xã, thị trấn nói trên của huyện Châu Thành (Long An), những diện tích trồng thanh long hữu cơ hãy còn lẻ tẻ theo từng hộ, thì ở xã Mỹ Tịnh An (Chợ Gạo), đã bắt đầu hình thành một vùng thanh long hữu cơ liền thửa gồm nhiều hộ tham gia với diện tích tới gần chục héc ta.

Lãi lớn

Mô hình trồng thanh long hữu cơ ở Long An và Tiền Giang đã chứng minh được hiệu quả kinh tế rất đáng ghi nhận. Theo Ba Tây thì Cty CP Nông nghiệp GAP đang ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm thanh long hữu cơ với nông dân theo 3 mức giá: Thanh long loại 400 gram/trái trở lên giá 20.000 đ/kg, loại 350 gram/trái trở lên giá 17.000 đ/kg, loại 300 gram/trái trở lên giá 15.000 đ/kg.

 

Các kết quả phân tích cho thấy trái thanh long hữu cơ giàu dinh dưỡng và an toàn với sức khỏe con người: Calories 60 kcal, Protein 0.15g-0.5g, Total lipid 0.1g-0.6g, Total Carbohydrate 9g, Iron, Fe 0.3-0.7mg, Phosphorus 36.1mg, Ascorbic Acid 4-25mg, Water 83.0g, Ashes 0.68g, Riboflavin 0.045mg, Calcium 8.8g, Niacin 0.43mg ...

Thanh long hữu cơ có vị ngọt thanh mát, hương vị đậm đà và bảo quản được lâu hơn. Điều đặc biệt, những trái thanh long hữu cơ có tỷ lệ hợp chất oxy hóa cao hơn so với thanh long dùng phân vô cơ. Vì vậy thanh long hữu cơ được đánh giá là loại trái cây tốt cho sức khỏe, một sản phẩm làm đẹp cho phụ nữ và giúp phòng ngừa một số bệnh tật cho người sử dụng.

Ba Tây nói: “Bình quân, mỗi trụ thanh long cho 15 kg trái, trọng lượng bình quân mỗi trái khoảng 350 gram. Nếu nhân với giá 17.000 đồng, thì mỗi trụ thanh long cho doanh thu 240.000 đồng. Nếu trừ chi phí, còn lãi được 1 nửa là 120.000 đồng. Đó là năng suất bình quân chung ở đây. Riêng vườn thanh long nhà tôi, mỗi trụ phải cho tới 20 kg trái. Vậy là mình lời thêm được 5 kg, tương đương với 85.000 đồng. Tính ra với mỗi trụ thanh long, sau hơn 70 ngày từ khi chong đèn tới khi trái chín, tôi thu lời được 205.000 đồng”.

Vườn thanh long của Ba Tây hiện có 1.800 trụ thanh long. Như vậy, mỗi vụ trồng thanh long hữu cơ, Ba Tây thu lời được xấp xỉ 370 triệu đồng. Mặt khác, nhờ dùng phân hữu cơ, những cái tai của trái thanh long đều giữ được màu xanh mà không bị chín theo trái, dù nông dân chẳng cần phải vuốt tai bằng thuốc tăng trưởng như ở những vườn thanh long dùng phân bón vô cơ.

Theo bà Lê Tú Anh, Chủ tịch HĐQT Cty CP Nông nghiệp GAP, Cty này đang muốn mở rộng diện tích bao tiêu thanh long trồng theo phương thức sử dụng phân bón hữu cơ 100% lên 100 ha để xuất khẩu đi Mỹ. Đến thời điểm này, Cty đã triển khai được trên 20 ha ở huyện Châu Thành (Long An) và huyện Chợ Gạo (Tiền Giang). Phân bón hữu cơ sẽ do Cty cung cấp cho bà con theo hình thức trả chậm.

Ngoài việc xuất khẩu thanh long hữu cơ tươi sang Mỹ, Cty đã xuất thanh long hữu cơ sấy khô và nước ép thanh long. Vì thế, Cty đã có thể bao tiêu toàn bộ thanh long hữu cơ, kể cả những trái bị đồng tiền, mục cóc. Hợp đồng ký đầu tư và bao tiêu sản phẩm thanh long hữu cơ sẽ được Cty ký nguyên năm, với giá phân bón và giá bao tiêu sản phẩm cố định.

Theo nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập154
  • Hôm nay77,363
  • Tháng hiện tại930,125
  • Tổng lượt truy cập92,103,854
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây