Học tập đạo đức HCM

Nuôi dúi, may túi... đựng tiền

Thứ bảy - 21/04/2012 09:30
Mọi người vẫn nói về công việc của anh Lê Văn Hữu (57 tuổi, ở thôn Kim Thành, xã Hành Dũng, huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi) như vậy.

Không chỉ là người đầu tiên nuôi mà còn là người có số lượng dúi nhiều nhất xứ Quảng, anh Hữu kể: “Đầu năm 2011, khi vào TP.Hồ Chí Minh dự đám cưới của người thân, tình cờ xem truyền hình thấy mô hình nuôi dúi của một nông dân ở tỉnh Bình Phước khá hiệu quả, tôi đã đến tìm hiểu”.

Anh Hữu giới thiệu khu nuôi dúi với cán bộ Hội ND tỉnh.

Nhận thấy vật nuôi này khá phù hợp với điều kiện ở quê mình, anh mua luôn 3 cặp, với giá 200.000 đồng/cặp. Tận dụng phần diện tích trống phía sau nhà, anh đầu tư 2 triệu đồng mua gạch, xi măng làm 8 chuồng nuôi, mỗi chuồng 0,6m2. Sau 1 năm nuôi, hiện đàn dúi của anh đã tăng lên 40 con (con nặng nhất trên 1kg). Hơn 2/3 trong số đó đang ở giai đoạn sinh sản.

Anh Hữu cho biết, thức ăn cho dúi chỉ là tre, rau lang, mía... nên người nuôi có thể trồng xung quanh nhà và tự tìm kiếm được. Dúi hiếm khi bị bệnh dịch so với các vật nuôi hoang dã và truyền thống khác, thậm chí có nhiều ưu thế vượt trội hơn. Nếu trọng lượng con giống thả nuôi ban đầu khoảng 0,5kg/con, thì chỉ sau khoảng 5-6 tháng chúng đã trưởng thành, đạt cân nặng từ 1-2kg/con và có thể xuất chuồng. Dúi rất mắn đẻ (2 lứa/năm, từ 2-3 con/lứa). Và điều quan trọng hơn là so với nhiều vật nuôi khác, thị trường tiêu thụ dúi rất lớn, với giá bán khá cao, hiện 450.000 đồng/kg. “Tôi sẽ đầu tư để mở rộng quy mô nuôi dúi”- anh Hữu không giấu giếm.

Cùng với dúi, anh Hữu cũng là một trong số những người đầu tiên nuôi nhím thành công ở Quảng Ngãi, với đàn nhím hiện có là 36 con. Từ khi thả nuôi 6 cặp đầu tiên vào năm 2005, hiện mỗi năm anh thu 70-90 triệu đồng từ nhím. Tuy nhiên để tạo tính bền vững cho vật nuôi này, anh Hữu rất mong các cấp ngành ở địa phương cần định hướng, tránh tình trạng nuôi ồ ạt, dẫn đến "cung vượt cầu" như những vật nuôi khác trước đó.

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập363
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm354
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại225,102
  • Tổng lượt truy cập90,288,495
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây