Học tập đạo đức HCM

Nuôi tôm hầm đất

Thứ năm - 30/05/2013 04:44
Mô hình nuôi tôm hầm đất (còn gọi là tôm oxy) đang được nông dân vùng U Minh Thượng (Kiên Giang) áp dụng mang lại hiệu quả cao do rút ngắn thời gian thả nuôi, hạn chế thiệt hại khi dịch bệnh xảy ra.

Ông Út Hiệp (Tăng Văn Hiệp) ở ấp Cạn Ngọn, xã Thạnh Yên, huyện U Minh Thượng là người đã thành công với mô hình nuôi tôm hầm đất. “Tôm giống sau khi mua về được vèo trong hầm đất khoảng 1 tháng trước khi thả ra vuông nuôi. Lúc này tôm đã gần bằng đầu đũa (khoảng 1.800 - 2.000 con/kg) nên rất ít bị hao hụt, nếu môi trường nuôi tốt thì khoảng 2 tháng sau là có thể thu hoạch”, ông Út Hiệp cho biết.


Tôm ương hầm đất chỉ cần thả nuôi khoảng 2 tháng là có thể thu hoạch, đạt trọng lượng 30 - 35 con/kg

Từng là Chủ nhiệm HTXNN Thuận Yên với mô hình lúa VietGAP song tình cờ qua những buổi tập huấn ông Út Hiệp đã mạnh dạn chuyển từ độc canh cây lúa sang mô hình tôm - lúa. Ông Hiệp quan niệm, muốn nuôi thành công con gì thì phải hiểu rõ đặc tính của chúng. Vì vậy, ông không ngại "tầm sư học đạo". Nhờ được hướng dẫn, ông đã mạnh dạn áp dụng mô hình nuôi tôm hầm đất.

Năm nào cũng vậy, cứ vào khoảng tháng Giêng hoặc tháng đầu tháng hai ÂL (trước lịch thời vụ thả tôm được ngành nông nghiệp khuyến cáo khoảng 1 tháng) là ông Hiệp đi mua tôm giống về thả vào ao vèo. Lúc này, ở kênh rạch trước nhà chưa có nước mặn, ông Hiệp bỏ tiền thuê ghe chở nước từ biển về, với giá 100.000 đ/m3. Cứ 10 m3 nước biển pha ra được khoảng 30 m3 hầm đất (độ mặn từ 15 - 25%o), sau đó xử lý cho nước đạt tiêu chuẩn (giống như ao nuôi tôm công nghiệp) rồi thả tôm giống vào nuôi. Mật độ thả tôm giống từ 500 - 800 con/m2.

Khi mới thả cho tôm con ăn bằng Artemia trong 1 - 2 ngày đầu, sau đó chuyển sang thức ăn công nghiệp dạng bột mịn (số 00) và thức ăn tự chế (thịt cá nấu chín). Mỗi năm ông Út Hiệp vèo trong hầm đất 2 đợt vào đầu và giữa mùa vụ nuôi, vừa để đáp ứng nhu cầu thả nuôi của gia đình vừa bán cho bà con chung quanh có nhu cầu nuôi tôm hầm đất. Chỉ riêng lợi nhuận từ bán tôm hầm đất đã đủ chi phí cho cả vụ nuôi của gia đình. Vì vậy, cuối vụ thu hoạch được bao nhiêu tôm thương phẩm là lợi nhuận bấy nhiêu.

Theo ông Út Hiệp, nhờ được vèo trước trong hầm đất nên khi thả ra vuông nuôi tôm không bị sốc môi trường, ít bị hao hụt (tỷ lệ sống thường đạt từ 85 - 90%). Hơn nữa, do tôm đã lớn nên chỉ cần thả nuôi tiếp từ 2 - 2,5 tháng là cho thu hoạch. Trong khi nếu thả từ tôm con (PL15) phải mất từ 3,5 - 4 tháng mới cho thu hoạch. Nhờ đó, nông dân có thể thả nuôi được 2 vụ/năm. Đặc biệt là vụ đầu thu hoạch sớm nên thường bán được giá cao.

"Đối với hộ thả hầm đất thì tôm đã đạt cỡ thu hoạch nên vẫn có lời. Đến nay, phần lớn diện tích bị thiệt hại đã được nông dân cải tạo, khắc phục thả nuôi lại. Nhiều hộ chọn nuôi hầm đất để rút ngắn thời gian thả cho kịp khung thời vụ", ông Xuyên cho hay.

Ông Trịnh Hoài Phong ở ấp Cái Nhum, xã Phong Đông, huyện Vĩnh Thuận cho biết: “Tôm giống hầm đất tuy cao hơn so với tôm thường (khoảng 300 - 500 đ/con, tùy lớn nhỏ) nhưng bù lại rất đạt đầu con, thời gian nuôi ngắn. Hơn nữa tôm giống đã được nuôi thuần trong hầm đất, cũng như về độ mặn theo đúng yêu cầu nên khi mang về thả nuôi rất yên tâm. Chỉ cần nuôi khoảng 2 tháng là có thể cho thu hoạch. Nhờ nuôi theo mô hình này mà mấy vụ qua gia đình tui không gặp rủi ro về dịch bệnh, lợi nhuận thu được đạt khoảng 30 triệu đ/ha/vụ”.

Ông Nguyễn Đình Xuyên, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y Kiên Giang cho biết, diện tích nuôi tôm của vùng U Minh Thượng hiện nay là 70.130 ha, chủ yếu thả nuôi theo hình thức quảng canh theo mô hình tôm - lúa, nuôi không cho ăn. Tôm nuôi phần lớn hiện nay trong giai đoạn từ 1- 3 tháng tuổi, mật độ thả trung bình 2 - 3 con/m2.

Theo kết quả khảo sát cho thấy, có rất nhiều hộ chọn thả tôm hầm đất. Mô hình này rút ngắn được thời gian nuôi nên ít gặp rủi ro về dịch bệnh. Do năm nay tình hình thời tiết nắng nóng kéo dài, môi trường nuôi diễn biến bất lợi nên từ đầu năm toàn vùng đã có 15.360 ha bị thiệt hại. Phần lớn tôm thiệt hại trong khoảng 60 ngày tuổi nên người dân vẫn có thu hoạch, bán được giá bù đắp chi phí, tái đầu tư để cải tạo.

Theo nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập519
  • Hôm nay70,443
  • Tháng hiện tại806,553
  • Tổng lượt truy cập93,184,217
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây