Học tập đạo đức HCM

Ồ ạt phá vườn cao su ở Tây Nguyên

Thứ năm - 10/07/2014 20:16
Thời gian gần đây, ở Tây Nguyên, đặc biệt là Gia Lai, Kon Tum, trước tình trạng giá mủ cao su xuống thấp, nhiều hộ nông dân dù vườn cao su chỉ mới vừa cho thu hoạch 1-2 năm phải phá bỏ để trồng cây khác.

Còn nhớ thời điểm 2006-2007, người dân đổ tiền ồ ạt trồng cao su mà không quan tâm đến chất lượng cây giống, điều kiện thổ nhưỡng, nhiều người mua cả giống trôi nổi về trồng để đến nay ngậm quả đắng…

Anh Phạm Văn Mạnh, xã Ia Phìn, huyện (Chư Prông, Gia Lai), là một trong những người như vậy. Mạnh lý giải việc phá bỏ cao su: “Gia đình tôi trồng được 5ha đã được 8 năm tuổi. Trước mắt, tôi tiến hành phá bỏ 3ha cao su chuyển sang trồng cà phê vì khai thác không có mủ, cây bệnh nhiều. Để 2ha còn lại sang năm phá tiếp vì hiện chưa có tiền thuê nhân công”.

Gần vườn cây nhà anh Mạnh, gia đình chị Nguyễn Thị Huệ cũng đang thuê người chặt cành, ngọn 3 ha cao su 8 năm tuổi. Không chọn cách phá trắng như anh Mạnh, chị Huệ tận dụng thân cây làm trụ trồng hồ tiêu. “Tận dụng thân cây cao su để trồng hồ tiêu, nhờ thế tiết kiệm được một khoản tiền mua trụ tiêu. Chưa biết hiệu quả đến đâu nhưng thấy có một số người dân đã trồng theo cách này nên làm theo”- chị Huệ nói.

Theo ông Trần Văn Duân- Phó Chủ tịch UBND xã Ia Phìn, việc chặt bỏ cây cao su bắt đầu diễn ra từ năm 2013, nhưng đến thời điểm này thì rầm rộ hơn. Diện tích cao su của xã có đến 110ha. Hộ thấp cũng có trên 1ha, còn đa số từ 3-5 ha trở lên. Ngần ấy cao su đã bị phá bỏ, thiệt hại chắc chắn không nhỏ.

Không chỉ huyện Chư Prông, một số địa bàn khác như Ia Grai, Đăk Đoa cũng xuất hiện tình trạng người dân chặt bỏ cây cao su để tiến hành chuyển đổi sang trồng các loại cây khác.

Tình trạng này cũng xuất hiện khá nhiều tại tỉnh Kon Tum như một số địa phương thuộc Sa Thầy, Đăk Hà. Chỉ tính riêng địa bàn xã Sa Nhơn (Sa Thầy, Kon Tum) đã có gần 20ha cao su bị người dân đốn hạ, trong đó có cả một số diện tích mới bắt đầu vào kỳ thu hoạch.

Theo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập343
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm338
  • Hôm nay32,937
  • Tháng hiện tại159,499
  • Tổng lượt truy cập85,066,535
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây