Học tập đạo đức HCM

Ồ ạt thu hái hạt mây bán sang Trung Quốc

Thứ hai - 03/03/2014 09:12

Ồ ạt thu hái hạt mây bán sang Trung Quốc

Trước mức giá thu mua hạt mây (còn gọi là hạt song mây) hấp dẫn nên người dân các huyện vùng miền núi tỉnh Quảng Nam ồ ạt vào rừng khai thác, sau đó được các thương lái thu gom xuất sang Trung Quốc.


Hạt mây được thương lái tại thị trấn Khâm Đức thu mua về, sau đó thuê người dân bóc vỏ

Theo người dân ở huyện miền núi Phước Sơn, trước đây hạt mây chỉ có một số ít người ươm mây giống thu mua với giá rẻ, nên cũng không mấy người lên rừng thu hái. Tuy nhiên, cách đây chừng một năm, các thương lái thu mua với số lượng lớn, giá cao nên cứ vào mùa quả mây chín, bà con kéo nhau vào rừng sâu thu hái.

Bà Huỳnh Thị Doanh, chủ một điểm thu mua tại thị trấn Khâm Đức (Phước Sơn) cho biết: Sau khi thu mua từ người dân, bà thuê nhân công phơi khô, tách vỏ lấy hạt, rồi bán lại cho các thương lái ở TP Tam Kỳ, Quảng Nam. Việc thu mua hạt mây mới nổi lên cách đây 1 năm. Bà Doanh không chỉ thu mua hạt mây tại Phước Sơn mà có nhiều điểm thu ở các khu vực khác như Bắc Trà My, Nam Trà My… Theo bà Doanh, hạt mây sau khi đưa về Tam Kỳ, được các thương lái bán sang Trung Quốc. “Họ đặt hàng thì tôi thu gom của bà con tôi kiếm lãi, còn hạt mây bán sang Trung Quốc làm gì thì tôi không biết. Trung bình mỗi ngày tôi thu mua được gần 1 tấn để chuyển về dưới xuôi”, bà Doanh nói.

Theo người dân địa phương, mùa hái quả mây kéo dài từ tháng 11 đến tháng Giêng. Thế nhưng hiện nay cây mây còn lại khá ít, nhất là những cây mây già mới cho trái nên họ phải lặn lội vào tận vùng núi sâu may ra mới có. Để lấy được quả, trong khi cây cao, lắm gai nên nhiều bụi mây bị họ đốn hạ để dễ thu hái. Ông Hồ Văn Hùng ở xã Phước Chánh (Phước Sơn), chở hai bao quả mây ra bán, cho hay: Mỗi ngày ông vào rừng lấy được khoảng 15 kg, tính ra thu được hơn 300.000 đ, đây là số tiền rất lớn. “Ở xã, không chỉ tôi mà nhiều người đi hái. Mình chỉ bỏ công sức vào rừng hái nhưng cho thu nhập khá. Trước đây đi trong ngày về, nhưng nay phải vào rừng sâu phải mang theo gạo, thức ăn ở lại trong đó vài ngày mới ra bán hạt mây một lần”, ông Hùng chia sẻ.

Rời Phước Sơn, chúng tôi tìm đến một điểm thu mua hạt mây tại TP Tam Kỳ. Cơ sở này đóng trên đường Trần Cao Vân, trong kho chỉ còn lại 5 tạ hạt. Chủ cơ sở này nói: "Hôm qua tôi đã xuất hết rồi. Giai đoạn cuối mùa nên hàng cũng không còn nhiều, thời điểm trước vào sau Tết mỗi ngày tôi nhập vào vài tấn". Khi hỏi về hạt mây bán đi đâu, chủ cơ sở cho biết là bán sang Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc mua làm gì, chủ cơ sở này chịu.

Ông Nguyễn Phiếm, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Phước Sơn cho hay: Hạt mây rừng chủ yếu được mua để ươm giống nhưng hiện nay số lượng còn rất ít. Thời gian gần đây người dân vào rừng thu hái rất nhiều, huyện sẽ phối hợp với ngành chức năng để kiểm tra số lượng hạt được tiêu thụ đi đâu. “Việc các thương lái thu mua và bán ở trong nước để nhân giống là việc tốt, nên khuyến khích, còn việc xuất bán sang Trung Quốc thì cần phải xem xét và có biện pháp bảo vệ nguồn giống”, ông Phiếm nói.

 
Đ.THÀNH - Q.SƠN
THeo nongnghiep.vn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 2 đánh giá

4 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập415
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại859,016
  • Tổng lượt truy cập92,032,745
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây