Học tập đạo đức HCM

Ông chủ trang trại VAC điều hành công việc bằng... camera và máy tính

Thứ ba - 30/06/2015 06:26
Với trang trại rộng và nhiều khu vực nuôi trồng khác nhau, để tiết kiệm công trông coi, anh Đương lắp nhiều camera quan sát toàn trại. Hệ thống kết nối vào ti vi và máy tính, chỉ cần ngồi trong nhà cũng có thể theo dõi được hoạt động của cả trại.

Sen gấp 10 lúa

Năm 2009, sau khi lập gia đình, anh Đương quyết tâm lập nghiệp với nghề nông tại quê nhà. Trên mảnh ruộng của gia đình, vợ chồng anh mạnh dạn xin thầu thêm đất ruộng của xã, tổng cộng được gần 5 ha, để xây dựng mô hình trang trại VAC.

Ong chu trang trai VAC dieu hanh cong viec bang... camera va may tinh
Trang trại VAC ứng dụng công nghệ thông tin.

 

Phần nhiều trong số diện tích đó là ruộng trũng, năng suất lúa rất thấp, lại mất nhiều công chăm sóc và không thể áp dụng cơ giới hóa. Anh trăn trở suy nghĩ, với quỹ đất này, muốn SX có lãi thì sản phẩm mình làm ra phải có chất lượng cao và phù hợp với nhu cầu thị trường.

Vậy là anh bỏ công nghiên cứu kỹ về địa thế, chất đất mình SX, đồng thời tìm hiểu, thăm dò thị trường.Cuối cùng, anh quyết định chuyển những diện tích trũng sang trồng sen thương phẩm kết hợp nuôi cá.

Anh cải tạo 2 ha ruộng lúa sang trồng sen, đắp bờ cao lên để giữ nước. Vào tháng 3, tiết trời ấm lên, anh bắt đầu thả giống sen. Nhờ chất đất rất phù hợp với cây sen và được chăm sóc tốt nên những ao sen của anh Đương chỉ 2 tháng sau đã cho thu hoạch ổn định.

Anh Đương cho biết, tất cả các bộ phận của cây sen đều trở thành hàng hóa. Từ hạt, hoa sen đến lá, củ, ngó sen đều bán được. Thương lái đến tận nhà thu mua.

Hoa sen có thể bán hằng ngày, nhưng nhiều nhất là ngày rằm, mùng 1, đáp ứng nhu cầu hoa tươi để thắp hương và trang trí. Củ, ngó sen làm thực phẩm, bán rất chạy. Lá sen thương lái cũng mua với giá 100.000 đ/bao để bán lại cho những người có nhu cầu làm thuốc.

Số lượng nhiều nhất và mang lại lợi nhuận cao nhất là hạt sen. Với giá 40.000 đ/kg hạt sen tươi, 1 năm anh thu lãi trên 130 triệu đồng.

Ong chu trang trai VAC dieu hanh cong viec bang... camera va may tinh
Anh Đương bên ao sen của gia đình.

 

Theo anh Đương, sen là cây rất dễ trồng, không mất nhiều công và chi phí chăm sóc. Chỉ cần mực nước ruộng luôn để khoảng 25 - 30 cm, khi cây lớn sẽ dẫn thêm nước, thường xuyên cắt tỉa lá khô, lá già để sen quang hợp tốt hơn, ngó nhiều hơn.

Sen là loài mọc dưới nước, có sức chống chịu cao, không có sâu bệnh. Nhưng vì ruộng sen nằm giữa đồng nên vẫn có ốc bươu vàng phá hoại. Ngoài ra, thi thoảng có sâu ăn lá sen, phải thường xuyên kiểm tra và cắt lá bị sâu.

Tính toán cho thấy, diện tích chuyển đổi sang trồng sen mang lại hiệu quả kinh tế gấp 10 lần trồng lúa. 2 ha đất ruộng trũng nhiều năm qua cho ít lúa, hầu như không có lãi, thậm chí còn lỗ vốn nếu gặp thiên tai, giờ trở thành nguồn thu nhập đáng kể của gia đình.

Kết hợp chăn nuôi

Để tăng thu nhập, tận dụng mặt nước trồng sen, anh Đương kết hợp nuôi một số loài cá nước ngọt như trôi, mè, trắm, chép… nhưng chủ yếu là cá rô phi. Riêng rô phi mỗi năm đạt sản lượng 40 - 50 tấn.

Ngoài việc trồng sen, nuôi cá, trang trại của anh Đương lúc nào cũng duy trì đàn lợn thịt 150 con, đàn vịt 2.000 con. Phân chuồng được thải ra ao cho cá qua hệ thống tự động. 15-34-22_img_12 Trang trại VAC ứng dụng công nghệ thông tin Trại nuôi lợn theo quy trình VietGAHP của anh Đương được xây dựng khép kín và tự động hoàn toàn, từ máng ăn, nước uống, hệ thống thông gió, hệ thống thải…

Vì thế, không mất nhiều nhân công chăm sóc. Anh luôn áp dụng đúng các quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi, chuồng trại khô ráo, thoáng mát, hợp vệ sinh. Vì thế, đàn lợn của gia đình anh luôn khỏe mạnh, ít dịch bệnh, cho nguồn thịt sạch, bảo đảm chất lượng.

Đàn lợn thịt cứ 4 tháng lại cho xuất bán một lần. Còn đàn vịt mỗi tháng, trang trại của anh Đương cung cấp cho thị trường 2.000 con.

Không chỉ năng động, sáng tạo trong làm ăn kinh tế, anh Đương còn là một cán bộ Đoàn tích cực tại địa phương, đạt nhiều thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn.Anh đã được Trung ương Đoàn TNCS HCM trao tặng Giải thưởng Lương Định Của cho “Nhà nông trẻ xuất sắc” năm 2014.

 

Không chỉ chịu khó nuôi trồng, anh Đương còn kết hợp buôn bán thức ăn chăn nuôi, vừa để cung cấp cho gia đình, vừa đáp ứng nhu cầu cho bà con trong và ngoài xã.

Với trang trại rộng và nhiều khu vực nuôi trồng khác nhau, để tiết kiệm công trông coi, anh Đương lắp nhiều camera quan sát toàn trại. Hệ thống kết nối vào ti vi và máy tính, chỉ cần ngồi trong nhà cũng có thể theo dõi được hoạt động của cả trại.

Trang trại VAC tổng hợp đã mang lại cho gia đình anh Đương khoản lãi trên 300 triệu đồng/năm.

Được hỏi về bí quyết làm ăn hiệu quả, anh Đương chia sẻ, làm nghề nông thì luôn phải cần cù, chịu khó làm việc, không ngừng học hỏi kinh nghiệm qua sách báo, các lớp tập huấn kỹ thuật của cơ quan chuyên môn. Và đặc biệt, phải yêu nghề của mình, toàn tâm toàn ý với nó chứ không nên coi thường nghề nông…

Hiện anh Đương vẫn tiếp tục mở rộng quy mô SX. Anh bày tỏ mong muốn Nhà nước có cơ chế hỗ trợ về vay vốn để đầu tư vào trang trại. “Thực sự là “khát” vốn. Số tiền mà gia đình tôi được vay từ ngân hàng không nhiều. Sổ đỏ thế chấp chỉ được 200 triệu đồng, trong khi nhu cầu về vốn của trang trại lớn hơn”, anh Đương nói.

Theo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập321
  • Hôm nay104,464
  • Tháng hiện tại840,574
  • Tổng lượt truy cập93,218,238
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây