Học tập đạo đức HCM

PAC 837, lúa lai nhiệt đới mới

Thứ sáu - 25/04/2014 22:10
PAC 837 sinh trưởng và phát triển tốt, có khả năng đẻ nhánh khỏe, số bông hữu hiệu cao nên số hạt chắc cũng vượt trội.
 
PAC 837, lúa lai nhiệt đới mới
Lúa lai PAC 837 tại thị trấn Phú Phong (Tây Sơn, Bình Định)


Sau khi đưa vào SX thử tại huyện Tây Sơn (Bình Định), vùng trung du chịu ảnh hưởng gió Nam rất nặng nề vào vụ thu và hè, với đặc điểm là giống lúa nhiệt đới, lúa lai PAC 837 đã khẳng định ngay là rất phù hợp với vùng đất này.

Huyện Tây Sơn có diện tích SX lúa hằng năm lên đến trên 11.400 ha, trong đó vụ ĐX trên 4.800 ha, HT khoảng 4.200 ha và vụ 3 khoảng 2.400 ha. Trong SX lúa, bên cạnh việc tăng cường áp dụng các tiến bộ KHKT thâm canh vào đồng ruộng, huyện đặt công tác giống là nhiệm vụ hàng đầu; nhất là đưa các giống lúa lai vào cơ cấu để tăng năng suất, SX ra gạo chất lượng cao nhằm tăng hiệu quả kinh tế cho nông dân.

Để tiếp tục khảo nghiệm, lựa chọn, bổ sung giống lúa lai vào cơ cấu SX, vụ ĐX 2013-2014, Phòng NN-PTNT huyện Tây Sơn phối hợp với Cty Advanta Việt Nam triển khai mô hình trình diễn SX thử giống lúa lai PAC 837 tại HTXNN Dịch vụ tổng hợp Phú Phong với diện tích gần 1 ha.

“Mục đích của mô hình là xác định thời gian sinh trưởng, một số đặc tính nông học cơ bản, tiềm năng năng suất của giống lúa lai PAC 837, đồng thời chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ KHKT như mật độ sạ hợp lý, thời vụ thích hợp, công thức và quy trình bón phân cho cây lúa đến với nông dân địa phương”, ông Hồ Thành Phi, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tây Sơn cho biết.

Ông Nguyễn Quốc Thắng, TGĐ Cty Advanta Việt Nam cho biết, PAC 837 là giống lúa lai 3 dòng có nguồn gốc từ Ấn Độ, được Cty Advanta tại Ấn Độ nghiên cứu, lai tạo và SX. Nông dân Hà Trọng Sơn, người trực tiếp thực hiện mô hình SX thử giống lúa lai PAC 837 cho biết: “Tui đã từng làm nhiều loại giống lúa lai khác nhau, nhưng chưa thấy giống nào đẻ nhánh mạnh như giống này. Khi mới sạ giống, bà con trong vùng cứ hỏi sạ giống gì mà lúa thưa dữ vậy.

Lúc cây lúa mới 7 ngày, đi đắp nước tui thấy một số cây lúa đã đẻ nhánh, đến khi lúa được 14-15 ngày đẻ nhánh mạnh hơn, kín ruộng. Đến lúc này thì bà con lại hỏi tui dặm hồi nào mà lúa đã dày kín ruộng rồi. Nhờ đó năng suất vụ này đạt trên 80 tạ/ha”.

“Với ưu điểm cây lúa có độ cao lý tưởng trong thâm canh, trong những vụ tới, chúng tôi sẽ tiếp tục cho SX thử giống lúa lai PAC 837 trên diện rộng. Riêng các xã có trên 75% diện tích SX lúa lai như Ân Hữu (Hoài Ân) và Nhơn Thọ (TX An Nhơn) sẽ làm diện tích lớn từ 10 - 20 ha”, ông Hồ Ngọc Hùng, Phó GĐ Sở NN-PTNT Bình Định.

Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tây Sơn, Hồ Thành Phi đúc kết: “PAC 837 sinh trưởng và phát triển tốt, có khả năng đẻ nhánh khỏe, số bông hữu hiệu cao nên số bông trên đơn vị diện tích rất lớn; số hạt chắc cũng vượt trội. Đây là yếu tố quan trọng cấu thành năng suất của giống”.

Cũng theo ông Phi, đa số các giống lúa lai cây rất cao, từ giai đoạn đòng trỗ trở đi thường gây khó cho nông dân trong việc phun thuốc BVTV cũng như các loại phân bón lá. Nhất là khi rầy nâu xuất hiện, khi phun thuốc dung dịch thuốc không xuống được gốc lúa, nơi rầy nâu trú ẩn, nên việc phòng trừ không hiệu quả. Tuy nhiên, giống lúa lai PAC 837 có dạng cây thấp, chính điều khác biệt này đã loại trừ những lo ngại nói trên.

Ông Nguyễn Đăng Sương, chuyên viên Phòng NN-PTNT huyện Tây Sơn, người trực tiếp theo dõi mô hình cho biết thêm: “PAC 837 là giống nhập khẩu, qua kiểm tra kiểm nghiệm rất kỹ của ngành chức năng nên có chất lượng tốt, tỷ lệ nẩy mầm rất cao. Mầm khỏe, chịu lạnh, chịu hạn, sinh trưởng mạnh, đẻ nhánh khỏe, trỗ đồng loạt. Khi trỗ lúa không bị nhiễm đạo ôn, khô vằn, lem lép hạt. Cây chỉ cao 85 - 90cm, cứng nên chống đổ ngã rất tốt.

Mấy ngày nay Tây Sơn mưa dữ dội nhưng PAC 837 vẫn trụ vững. Giống lúa này bông dài, nhiều hạt, chắc vào đến tận cậy. Đặc biệt hạt gạo trong, cơm ngon mềm. Mặc dù đầu tư ban đầu cao hơn so với làm lúa thuần nhưng nhờ năng suất vượt trội nên làm lúa lai PAC 837 có lợi nhuận cao hơn so lúa thuần gần gần 5 triệu đ/ha”.

Qua mô hình SX thử, giống lúa lai nhiệt đới mới cho thấy thời gian sinh trưởng ngắn, từ 100 - 105 ngày, phù hợp cả chân ruộng SX 2 và 3 vụ lúa/năm; có khả năng chống chịu khá tốt sâu bệnh hại chính như đạo ôn, khô vằn, bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn và rầy nâu. “Đặc biệt, Tây Sơn là vùng đất chịu ảnh hưởng gió Nam rất dữ nên giống lúa nhiệt đới này sẽ rất phù hợp đưa vào SX”, ông Hồ Thành Phi nói.

Nguồn: nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập543
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại774,560
  • Tổng lượt truy cập93,152,224
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây