Học tập đạo đức HCM

Phát triển nuôi ngao vùng bãi triều: Phải tuân thủ quy trình kỹ thuật!

Thứ năm - 17/03/2016 23:39
Theo thống kê, trên địa bàn 3 xã Thạch Đỉnh, Thạch Bàn (Thạch Hà) và Mai Phụ (Lộc Hà) có hơn 200 ha ngao bị chết với tổng sản lượng gần 400 tấn. Xót xa trước thảm cảnh thu gom xác ngao trước ngày thu hoạch, người dân lại càng lo ngại bởi kịch bản này không phải là lần đầu tiên xảy ra...
Hai năm liên tiếp, người nuôi ngao phải chịu cảnh trắng tay trước mùa thu hoạch vì thiên tai.
Hai năm liên tiếp, người nuôi ngao phải chịu cảnh trắng tay trước mùa thu hoạch vì thiên tai.

Chỉ trong vòng hơn 1 tháng (từ ngày 23/1), hơn 200 ha ngao nuôi của người dân 3 xã Thạch Bàn, Thạch Đỉnh và Mai Phụ bị chết, thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng. Bước đầu, nguyên nhân được xác định là do thiên tai gây ra. Rét đậm, rét hại kéo dài từ 23 - 28/1, nhiệt độ giảm sâu, khiến cho khả năng đề kháng của vật nuôi không thích ứng kịp.

Bà Đặng Thị Thu Hoàn - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y cho biết: “Những ngày rét đậm, rét hại, nhiệt độ có thời điểm giảm còn 8oC, làm ngao chết hàng loạt. Thịt ngao phân hủy làm tăng mức độ nhiễm bẩn và các khí độc như H2S, NH3… tạo điều kiện cho vi sinh vật có hại phát triển. Do vậy, ngay cả khi rét đậm, rét hại đã chấm dứt thì ngao vẫn tiếp tục chết”.

Được biết, hiện nay, cơ quan chuyên môn đã phối hợp với Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 thu mẫu, kiểm tra để xác định rõ hơn nguyên nhân. Trước mắt, Chi cục Thú y có công văn đề nghị các xã bị ảnh hưởng bám sát cơ sở, hướng dẫn bà con khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn cho các bãi nuôi. “Càng xa, càng tốt; tích cực cày xới, phơi bãi, dùng vôi xử lý bãi nuôi và đảm bảo thời gian gián đoạn trước khi nuôi trở lại” - bà Hoàn khuyến cáo.

Nuôi ngao là nghề truyền thống từ lâu đời. Không chỉ giúp thoát nghèo, nhiều năm nay, mô hình này phát triển mạnh, thu lãi lớn, góp phần làm giàu cho nhiều hộ dân. Thiên nhiên đã ưu ái cho vùng bãi triều điều kiện tự nhiên khá tốt, ngao nuôi phát triển nhờ con nước thủy triều, người dân chỉ bỏ tiền giống và công chăm sóc. Ông Nguyễn Công Hoàng - Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản cho biết: “Đến thời điểm này, diện tích nuôi ngao đã phát triển tối đa (trên 300 ha), phân bổ ở 4 huyện: Thạch Hà, Lộc Hà, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh. Tất cả các vùng nuôi này đều hội tụ các điều kiện về vị trí, độ mặn nguồn nước… Trước đây, hiện tượng ngao chết có xảy ra nhưng chỉ rải rác, cục bộ. Hiện tượng chết hàng loạt, thiệt hại lớn như 2 năm gần đây là rất hy hữu”.

Cùng thời điểm này 1 năm về trước, người nuôi ngao ở xã Cẩm Lĩnh, thị trấn Thiên Cầm (Cẩm Xuyên) rồi đến Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh), Kỳ Khang, Kỳ Phú (huyện Kỳ Anh) từng xót xa nhìn tài sản của mình trôi theo con nước. Gần 1.000 tấn ngao trước ngày thu hoạch thiệt hại lên đến hàng chục tỷ đồng, nông dân trắng tay sau cả năm trời cực nhọc “đánh vật” với thiên nhiên. Những biến đổi bất thường của tự nhiên đang ảnh hưởng trực tiếp đến nghề nuôi ngao, tần suất thiệt hại ngày càng tăng. Trong khi đó, nghề nuôi ngao ở Hà Tĩnh vẫn tồn tại những hạn chế muôn thuở: mật độ nuôi dày, thậm chí là gấp 1,5 lần so với quy trình kỹ thuật (150 con/m2) khiến cho hàm lượng ôxy cung cấp không đủ đáp ứng nhu cầu phát triển của ngao; nguồn giống nhập về không có hồ sơ kiểm dịch, chủ yếu người dân tự liên hệ...

Trong điều kiện môi trường ngày càng phức tạp, theo cơ quan chức năng, để nghề nuôi ngao phát triển bền vững, phải tuân thủ các biện pháp kỹ thuật và quy trình nuôi, các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Trong đó, cần chọn bãi nuôi có triều lên - xuống êm, thông thoáng, gió nhẹ, đáy là cát bùn (cát 70-80%); các bãi nuôi 3 vụ phải có lớp cát đen 3 cm và làm vệ sinh bề mặt, phơi nắng nhiều lần; chọn thời điểm thả giống lúc nước lên để giống làm quen với môi trường. Đặc biệt, sử dụng giống có nguồn gốc, được cơ quan chức năng kiểm tra; tuân thủ mật độ nuôi.

Mới đây, theo thông tin chúng tôi có được thì 26 hộ nuôi tại Mai Phụ đã tiến hành thả lại giống để kịp vụ mùa mới. Tuy nhiên, “vết xe đổ” vẫn có thể bị giẫm lên nếu người nuôi chủ quan trong quy trình xử lý môi trường. Chỉ thu dọn xác ngao trên bề mặt mà không cày xới, phơi bãi và cách ly đủ ngày thì mức độ nhiễm bẩn của môi trường không những không giảm mà còn tăng cao, đe dọa đến vụ nuôi mới…

Theo baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập776
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại788,762
  • Tổng lượt truy cập93,166,426
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây