Trong đó, bệnh đốm vòng gây hại hơn 480ha, tỉ lệ bệnh từ 2-20%; bệnh rượu lá gây hại 100ha, tỉ lệ bệnh từ 15-25%, tập trung ở huyện Đồng Xuân, Tây Hòa và Sơn Hòa; bệnh thối thân đỏ gây hại 30ha, tỉ lệ bệnh từ 5-7%. Ngoài ra, bọ phấn trắng, bệnh đỏ bẹ lá cũng gây hại rải rác trên nhiều diện tích mía. Ông Võ Hòa, nông dân ở huyện Sơn Hòa, cho biết: “Tôi trồng mía gần 15 năm nay, nhưng đây là lần đầu tiên tôi chứng kiến mía bị sâu bệnh gây hại nhiều như vậy. Mía chuẩn bị thu hoạch thì đã thấy xuất hiện bệnh đỏ bẹ lá làm nông dân chúng tôi đứng ngồi không yên. Nếu bệnh phát sinh nhanh sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, thu nhập năm nay sẽ giảm sút”. Theo dự báo của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Yên, thời tiết nắng nóng xen kẽ mưa rào sẽ làm cho các loại sâu bệnh phát sinh, ảnh hưởng đến cây trồng. Thời gian đến, sâu đục thân, rượu lá, đốm vòng, thối đỏ, bệnh đỏ bẹ lá… tiếp tục gây hại trên cây mía và một số cây trồng khác. Nông dân các địa phương cần thăm đồng thường xuyên. Khi phát hiện mía bị bệnh này, nông dân phải kịp thời phun thuốc chủ động phòng trừ khi có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh cao nhằm giữ màu xanh bộ lá cho đến khi thu hoạch để mía không giảm năng suất và tích lũy đường. Minh Tuấn |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã