Học tập đạo đức HCM

Quản lý và phát triển chỉ dẫn Địa lý bưởi Phúc Trạch - Giải pháp nâng cao giá trị sản phẩm một cách bền vững

Thứ ba - 28/10/2014 04:04
Bưởi Phúc Trạch là một trong những đặc sản của Hà Tĩnh, đã có uy tín và danh tiếng từ lâu đời. Là giống bưởi được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống cây ăn quả quý của cả nước và đưa vào danh mục các loại cây ăn quả đặc sản cần bảo tồn quỹ gen; UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt vào danh mục sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực của Tỉnh.
Quản lý và phát triển chỉ dẫn Địa lý bưởi Phúc Trạch - Giải pháp nâng cao giá trị sản phẩm một cách bền vững
Đây là sản phẩm đặc sản luôn gắn liền với tên gọi của huyện Hương Khê từ rất lâu, trước những năm 1867, dưới triều vua Tự Đức. Chữ “Hương” thể hiện những đặc sản của vùng, trong đó có “hương vị của bưởi Phúc Trạch” (Nguyễn Bá Thành, 2003). Bưởi Phúc Trạch thực sự trở nên nổi tiếng sau khi đạt được giấy khen tại cuộc thi rau quả  Đông Dương do chính quyền thuộc địa Pháp tổ chức vào năm 1938. Từ mốc thời gian này, bưởi Phúc trạch đã được xuất khẩu sang Hồng Kông.
Tạp chí “The Far East Economic Review”  của Hồng Kông nhận xét về bưởi Phúc Trạch như sau: Tại miền Trung Việt Nam, có một loại bưởi đặc biệt ngon… càng ăn, bạn lại càng muốn thưởng thức nó thật nhiều. Năm 2006 bưởi Phúc Trạch được chọn là một trong những món quà tiếp các đại biểu dự Hội nghị APEC tại Hà Nội (Đỗ Đình Ca, 2007). Bưởi Phúc Trạch đã được các cơ quan ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài giới thiệu trên các trang web như là một đặc sản của đất nước với bạn bè thế giới. (http://www.vietnamemb.se).
Có thể nói, Hương Khê đã được thiên nhiên ưu đãi cho đặc sản Bưởi Phúc Trạch là giống cây ăn quả có tiềm năng to lớn, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế, nếu biết khai thác và phát huy giá trị vốn có của nó một cách khoa học và hiệu quả. Bưởi Phúc Trạch không chỉ là một sản phẩm đặc sản thuần túy, mà nó còn mang ý nghĩa văn hóa truyền thống, là công cụ không thể thiếu trong việc quảng bá hình ảnh, phát triển du lịch.
Theo số liệu của UBND huyện Hương Khê, năm 2014, diện tích trồng bưởi Phúc Trạch của toàn huyện là hơn 1.300 ha, trong đó có khoảng 1.000 ha đã cho thu hoạch. Đặc biệt, những năm gần đây việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật thụ phấn bổ sung - giải pháp khắc phục tình trạng không đậu quả của cây bưởi, đã mở ra tín hiệu đáng mừng cho bà con trồng bưởi.
Năm 2010, sản phẩm bưởi Phúc Trạch đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý số 00022 theo Quyết định 2180/QĐ-SHTT ngày 09 tháng 11 năm 2010. Đầu năm 2014, với sự vào cuộc của Sở Khoa học và Công nghệ Hà Tĩnh, dự án "Quản lý chỉ dẫn địa lý Phúc Trạch cho sản phẩm bưởi của huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh" được triển khai đã góp phần giải quyết một số khó khăn cho người dân trồng, kinh doanh bưởi Phúc Trạch là điều kiện để sản phẩm bưởi Phúc Trạch được bảo tồn và phát triển một cách bền vững.
Tuy dự án mới triển khai ở giai đoạn đầu nhưng đã mang lại những tín hiệu khả quan về hướng đi mới để phát triển và nâng cao giá trị của sản phẩm đặc sản mang chỉ dẫn địa lý:

 
 
Hội sản xuất và kinh doanh bưởi Phúc Trạch  là tổ chức liên kết hộ nông dân với các đơn vị cung ứng, tiêu thụ sản phẩm

 
- Thay đổi nhận thức của người dân về vai trò, tầm quan trọng của chỉ dẫn địa lý. Duy trì và phát triển giá trị của sản phẩm đặc sản, từ đó cùng chung sức để bảo vệ thương hiệu cho chính sản phẩm mà mình sản xuất.
- Bước đầu hình thành được hệ thống quản lý chỉ dẫn địa lý ở địa phương: Xây dựng và vận hành hệ thống quản lý một cách hiệu quả là mục tiêu quan trọng mà dự án đặt ra. Đến nay, các văn bản và hệ thống tổ chức quản lý, quảng bá chỉ dẫn địa lý đang được xây dựng và ban hành. Hệ thống quản lý chỉ dẫn địa lý được UBND huyện Hương Khê tổ chức triển khai và gắn liền với hoạt động theo dõi đánh giá quá trình thực hiện trên thực tế. Các mô hình được đảm bảo bằng một khung pháp lý vững chắc và khoa học nên hoạt động quản lý rất có hiệu quả.
- Giá trị sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được nâng cao: xây dựng được hệ thống quảng bá và hệ thống tiêu thụ sản phẩm. Các sản phầm này vốn đã có danh tiếng tốt về chất lượng, nhờ có chỉ dẫn thương hiệu nên tạo được độ tin cậy cho người tiêu dùng. Do đó giá bán đã được nâng lên. Đầu mùa năm 2014, Bưởi Phúc Trạch sau khi có nhãn mác với đầy đủ các thông tin về quy trình sản xuất, quản lý chất lượng, đã có giá bán cao gấp 1,5 đến 1,6 lần và được người tiêu dùng chấp nhận.
Đặc biệt là đã thành lập được Hội sản xuất và kinh doanh bưởi Phúc Trạch - là tổ chức liên kết hộ nông dân với các đơn vị cung ứng, tiêu thụ sản phẩm. Với mô hình này, sản phẩm bưởi Phúc Trạch đạt tiêu chuẩn của các hội viên sản xuất được Hội bao tiêu sản phẩm ra thị trường, không bị các thương lái ép giá. Đây là mô hình tất yếu để đảm bảo quyền lợi và nâng cao hiệu quả kinh tế cho những người sản xuất, kinh doanh sản phẩm chỉ dẫn địa lý bưởi Phúc Trạch. Hệ thống cửa hàng, đại lý bán các sản phẩm đã được phát triển để tăng khả năng tiếp cận thị trường cho các sản phẩm.
- Chất lượng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được kiểm soát: Trong những năm gần đây, tình trạng bưởi ở các vùng khác được chở về huyện Hương Khê để giả là bưởi Phúc Trạch thường xuyên xảy ra và là vấn đề bức xúc cho các hộ dân trồng bưởi Phúc Trạch chân chính, hoạt động này được sự tiếp tay của các thương lái. Nhờ có các thông tin chỉ dẫn địa lý được quản lý và gắn vào sản phẩm mà người tiêu dùng phân biệt được hàng thật và hàng nhái. Chất lượng sản phẩm và uy tín của sản phẩm bưởi Phúc Trạch từng bước được bảo vệ.
Với thời gian triển khai chưa được nhiều, nhưng dự án đã đạt một số kết quả bước đầu, góp phần xây dựng được chuỗi liên kết giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ bưởi Phúc Trạch từ đó bảo tồn, phát triển và nâng cao giá trị sản phẩm một cách bền vững. Với những kết quả bước đầu mà dự án mang lại hứa hẹn những thành công và trở thành một mô hình mẫu để áp dụng cho các sản phẩm chủ lực, đặc sản của tỉnh trong thời gian tới./.

 
Trần Mạnh Hùng
Sở KH&CN Hà Tĩnh
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập394
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại866,438
  • Tổng lượt truy cập92,040,167
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây