Học tập đạo đức HCM

Quảng Ngãi: Nông dân đổi đời nhờ vốn Agribank

Thứ năm - 14/06/2018 10:50
Nhờ tiếp cận được nguồn vốn của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi (Agribank Quảng Ngãi) mà hàng ngàn hộ nông dân, nhất là bà con nông dân miền núi, người dân tộc thiểu số ở Quảng Ngãi có vốn đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi vươn lên thoát nghèo bền vững.

Thoát nghèo nhờ vốn Agribank

Ông Đinh Văn Công – Giám đốc Agribank Quảng Ngãi cho biết: Thời gian qua, đơn vị đã chủ động cung cấp vốn tín dụng cho người dân để phát triển kinh tế, đặc biệt là các mô hình kinh tế trang trại, gia trại, hộ cá thể… Nhờ được tiếp cận nguồn vốn Agribank kịp thời để đẩy mạnh sản xuất, hàng ngàn nông dân ở Quảng Ngãi đã thoát nghèo bền vững, nhiều hộ đã vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.

 quang ngai: nong dan doi doi nho von agribank hinh anh 1

 quang ngai: nong dan doi doi nho von agribank hinh anh 2

 Vợ chồng chị Đinh Thị Thọ và anh Đinh Văn Uổi (thôn Canh Mo, xã Sơn Nham, huyện Sơn Hà, tỉnh Quãng Ngãi) đổi đời nhờ vay vốn Agribank. Ảnh: Trần Hậu

"Trong thời gian tới, Agribank Quảng Ngãi sẽ bám sát định hướng phát triển của tỉnh để tiếp tục đầu tư tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn giúp người nông dân có điều kiện phát triển sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt”.

Ông Đinh Văn Công

Đến thăm mô hình kinh tế tổng hợp của vợ chồng anh Đỗ Văn Cảnh và chị Nguyễn Thị Tuyết Anh (thôn Tân Long Hạ, xã Ba Động, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi), chúng tôi được anh Cảnh cho biết: “Năm 2009, tôi vay 300 triệu đồng từ chi nhánh Agribank huyện Ba Tơ, qua nhiều lần vay và trả nợ, đến nay tôi còn nợ 100 triệu đồng. Nhờ có nguồn vốn Agribank mà tôi đã xây dựng được trang trại gần 10ha theo mô hình kinh tế VAC”.

Hiện tại, cơ ngơi của gia đình anh Cảnh có một trang trại nuôi lợn, 5 con bò giống, 8ha rừng, 1 hồ nuôi cá, cùng vườn ươm keo giống. Hàng năm, sau khi trừ chi phí, gia đình anh Cảnh lãi gần 200 triệu đồng. Không những thế, trang trại của gia đình anh còn giải quyết việc làm thường xuyên cho 6 lao động  địa phương với mức thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người/tháng. “Trước đây gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo, đời sống khá khó khăn, nhưng từ khi có nguồn vốn Agribank gia đình tôi đã vươn lên thoát nghèo, có tiền xây  nhà mới khang trang và nuôi con ăn học” - anh Cảnh chia sẻ.

Mô hình kinh tế của vợ chồng chị Đinh Thị Thọ và anh Đinh Văn Uổi người dân tộc Hre (thôn Canh Mo, xã Sơn Nham, huyện Sơn Hà, tỉnh Quãng Ngãi) cũng đạt được hiệu quả khá cao. Chị Thọ cho biết: “Năm 2012, gia đình tôi vay 100 triệu đồng của Ngân hàng Agribank về nuôi bò, trồng keo, sản xuất mì (sắn). Cũng từ nguồn vốn này, hiện, tôi có 1 đàn bò 10 con, với 5 con bò sinh sản, 5ha rừng trồng keo, 1,5ha sắn. Hàng năm thu nhập từ đàn bò, sản xuất sắn, keo, sau khi trừ các khoản chi phí, trả lãi ngân hàng, gia đình tôi cũng thu được khoảng 200 triệu đồng tiền lãi.

Ông Đinh Xuân Loan – Giám đốc Agribank Sơn Hà chia sẻ, Sơn Hà là huyện miền núi của Quảng Ngãi, đời sống của đại bộ phận bà con còn nhiều khó khăn, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là từ khi có nguồn vốn Agribank cho vay phát triển sản xuất, chăn nuôi đã giúp cho hàng ngàn bà con nông dân vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Trong đó tiêu biểu là hộ bà Đinh Thị Thọ, Đinh Văn Sắt, Đinh Thị Thanh...

Tiếp vốn cho “tam nông”

 quang ngai: nong dan doi doi nho von agribank hinh anh 3

 quang ngai: nong dan doi doi nho von agribank hinh anh 4

Nhờ nguồn vốn Agribank mà vợ chồng anh Đỗ Văn Cảnh - Nguyễn Thị Tuyết Anh xây dựng cho mình được trang trại theo mô hình VAC, thu nhập hàng năm gần 200 triệu đồng.

Trao đổi với phóng viên, ông Đinh Văn Công – Giám đốc Agribank Quảng Ngãi cho biết: Thực hiện Nghị quyết 26/NQ/TW ngày 5.8.2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xác định: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây cũng là cơ sở quan trọng để phát triển kinh tế xã hội bền vững. Vì thế, với phương châm “bám sát dân, hiểu dân, gần dân” nên những năm qua Agribank Quảng Ngãi đã tích cực đưa nguồn vốn đến tận tay người nông dân, nhờ đó đã đạt được nhiều kết quả tốt.

 Cụ thể, dư nợ cho vay trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đến ngày 31.5.2018 đạt 7.425 tỷ đồng và chiếm 85,2% tổng dư nợ cho vay toàn nền kinh tế. Tỷ lệ nợ xấu chiếm 0,97%/dư nợ cho vay. “Trong năm 2018, Agribank Quảng Ngãi đã triển khai điểm giao dịch lưu động bằng xe ôtô chuyên dụng. Tính đến ngày 31.5.2018 đã thực hiện được 10 phiên giao dịch tại các xã Sơn Linh, Sơn Hạ, Sơn Kỳ. Việc triển khai điểm giao dịch lưu động đã tạo cho khách hàng có thói quen nộp lãi vào ngày cố định, góp phần nâng cao tỉ lệ thu lãi và hạn chế nợ xấu” - ông Công nói.

 quang ngai: nong dan doi doi nho von agribank hinh anh 5

Nhờ vốn Agribank mà nhiều nông dân ở miền núi Quảng Ngãi có điều kiện đầu tư cây giống, phát triển kinh tế rừng một cách hiệu quả.

Ông Công cho biết thêm, ngoài nhiệm vụ kinh doanh hiệu quả nguồn vốn, Agribank Quảng Ngãi luôn tích cực đóng góp cho công tác an sinh xã hội. Hàng năm, chi nhánh đã hỗ trợ hàng tỷ đồng với các chương trình như: Ủng hộ Hội khuyến học tỉnh, trao học bổng, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, ủng hộ Chiến sĩ Trường Sa, ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam, hỗ trợ người nghèo, trao quà tết cho người nghèo và nhiều chương trình khác… Những hoạt động này góp phần cùng địa phương thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho nhân dân.

Theo Trần Hậu - Đoàn Hồng (danviet.vn)

 Tags: quảng ngãi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập673
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm672
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại795,813
  • Tổng lượt truy cập93,173,477
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây