Học tập đạo đức HCM

Quy trình sử dụng chế phẩm Vườn Sinh Thái cho cây lúa

Thứ bảy - 28/01/2012 09:25
Hiện nay trong canh tác lúa nói chung bà con nông dẫn vẫn gặp rất nhiều khó khăn như: Tình hình dịch sâu bệnh hại, đât canh tác lúa trai cứng bạc màu, phân bón hóa học, thuốc BVTV sử dụng ngày càng nhiều...Để giúp bà con nắm bắt thông tin về kỹ thuật sử dụng chế phẩm Vườn Sinh Thái cho cây lúa trong vụ Đông Xuân tới cũng như hạn chế chi phí đầu tư về phân bón, thuốc BVTV... chúng tôi xin giới thiệu QTSD chế phẩm Vườn Sinh Thái cho cây lúa.
I – Công dụng của chế phẩm “Vườn Sinh Thái” trên cây lúa
1.1 Ở thời kỳ ngâm giống: Tăng tỷ lệ nảy mầm, mầm lúa mập, khi gieo nhanh nảy mầm, chống hạn, chống úng, chống rét tốt.
1.2 Ở thời kỳ mạ non: Giúp cây mạ cứng cây, đanh rảnh, lá mạ xanh và dày, tăng sức đề kháng cho cây lúa, hạn chế sâu bệnh ngay từ giai đoạn đầu, đặc biệt khi cấy đại trà thì cây nhanh bén rễ hồi xanh.
1.3 Thời kỳ lúa đẻ nhánh: Thúc đẩy bộ rễ và lá phát triển, tăng tỷ lệ đẻ nhánh hữu hiệu, hạn chế nghẹt rễ lúa, vàng lá sinh lý lúa, giảm 70-80 % sâu bệnh trên cây lúa như: Sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu, bệnh đạo ôn, khô vằn…
1.4 Thời kỳ lúa làm đòng-đòng già-đến trỗ: Phun vào thời kỳ này giúp cho cây lúa khoẻ mạnh để chuyển sang giai đoạn hình thành đòng, tạo ra đòng to, đồng đều, hạt nhiều, ít sâu bệnh.
1.5 Thời kỳ lúa trỗ sau 7-10 ngày: Tăng cường khả năng quang hợp tích luỹ các chất hữu cơ về hạt làm cho hạt chắc mẩy, giảm tỷ lệ hạt nép, lửng, giảm rụng hạt sinh lý khi lúa chín.
Ghi chú: Những tác dụng cơ bản khi thực hiện đúng Quy Trình sử dụng:
+ Giảm phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật từ 20 – 50% tuỳ theo tính chất đất đai, điều kiện canh tác và trình độ thâm canh của từng vùng. Từ đó giảm dần số lần phun thuốc trừ sâu, trừ bệnh qua các giai đoạn phát triển của lúa, tiến tới dần dần loại bỏ thuốc BVTV.
+ Tăng năng suất lúa từ 7 – 9% (theo kết quả khảo nghiệm).
Ví dụ Trước đây khi không sử dụng chế phẩm sinh học “Vườn Sinh Thái” thì năng suất lúa TB đạt 180kg/sào BB. Ngày nay khi sử dụng chế phẩm Vườn Sinh Thái sẽ thu được các lợi ích sau:
Ø Lúa trắc mẩy, chín đều, tăng năng suất được 12-16kg/sào Bắc Bộ(360m2).
Ø Giảm được 1-2 lần phun thuốc trừ sâu, trừ bệnh/vụ ở năm đầu tiên(2 vụ đầu), nếu dùng liên tiếp ở các vụ sau thì tình hình sâu bệnh hại trên cây lúa sẽ được kiểm soát.
Ø Giảm 20-40% phân bón hoá học/vụ.
Ø Làm cho cây lúa cứng cây, ít đổ ngã khi thu hoạch, giảm dịch rầy nâu trên cây lúa.
Ø Ngoài ra còn cho thu hoạch sớm hơn thời vụ đại trà từ 5 – 7 ngày.
II – Quy trình sử dụng chế phẩm Vườn Sinh Thái cho cây lúa
2.1 Thời kỳ ngâm giống: Dùng 5ml chế phẩm pha với 8 – 10 lít nước sạch ngâm với lượng hạt giống vừa đủ cho đến khi hạt hút no nước rồi vớt ra ủ giống.
2.2 Thời kỳ mạ non: Sau khi gieo mạ được 5-7 ngày dùng 5ml chế phẩm pha với 10 lít nước phun đều 01 lượt. Phun 2 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày.
2.3 Sau cấy hoặc sau khi gieo sạ từ 10 – 15 ngày: Dùng 5ml chế phẩm pha với 10 lít nước phun đều 01 lượt, phun 1-2 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày.
2.4 Thời kỳ đón đòng: Dùng 5ml chế phẩm pha với 10 lít nước phun đều một lượt.
2.5 Thời kỳ trổ bông: Dùng 5ml chế phẩm pha với 10 lít nước phun đều một lượt, có thể phun 1-2 lần liên tiếp mỗi lần cách nhau 7 ngày.
Chú ý khi sử dụng:
- Dùng bình sạch, bình chuyên dùng để phun, với bình phun thuốc trừ sâu cũ phải rửa sạch bằng xà phòng sau đó ngâm nước vôi 1 ngày, rồi bơm đi bơm lại nhiều lượt qua vòi phun.
- Không phun đi phun lại nhiều lượt trong cùng một thời điểm, nếu phun qua đậm có thể bị cháy lá. Không được trộn lẫn chế phẩm với các loại thuốc trừ sâu, trừ bệnh khác.
- Không phun trước hoặc sau khi mưa, không phun lúc sáng sớm, lúc sương mù. Về mùa Đông tốt nhất phun từ 10-15h. Về mùa hè phun lúc thời tiết mát mẻ(trước 9h sáng hoặc sau 16h chiều). Sau khi phun được 5-10h nếu gặp mưa thì phải phun lại.
- Chế phẩm sau khi pha trộn không nên để qua qua ngày hôm sau.

 
 
KS. Phạm Công Khải
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Công văn số 5424 /BNN-VPĐP

Triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, xã hình thành sau sắp xếp

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập105
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm92
  • Hôm nay14,183
  • Tháng hiện tại423,790
  • Tổng lượt truy cập83,479,785
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây