Học tập đạo đức HCM

Quyết liệt phòng trừ sâu cuốn lá

Chủ nhật - 10/08/2014 05:04
Hàng chục nghìn ha lúa hè thu đang dần phục hồi sau sự tàn phá của sâu cuốn lá nhỏ lứa 2. Thế nhưng, công tác phòng trừ kém hiệu quả ở lứa sâu này đã kéo theo hệ lụy, tỷ lệ nhộng lứa tiếp theo được đánh giá là khá cao trên đồng ruộng. Chủ động phòng trừ là giải pháp tối ưu cho lứa sâu thứ 3, nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất nguy cơ sụt giảm năng suất cây trồng…

 

Suốt dọc đường từ Cẩm Nam lên Cẩm Quan, Cẩm Duệ (Cẩm Xuyên), những cánh đồng hè thu đã lấy lại màu xanh vốn có sau sự phá hại của sâu cuốn lá nhỏ lứa 2. Lúa đang bước vào giai đoạn trổ bông, ngậm sữa đến thời điểm này đã có gần 2.000 ha trổ bông và thời gian trổ tập trung kéo dài từ mùng 5 - 15/8.

Quyết liệt phòng trừ sâu cuốn lá

Bà con nông dân xã Thạch Văn (Thạch Hà) phun thuốc phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ lứa 3.

Ông Lê Ngọc Hà - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện cho biết: “Đến ngày 15/8, toàn huyện sẽ có 7.000 ha trổ bông, chiếm 70% diện tích gieo cấy, số diện tích này sẽ cơ bản an toàn với lứa sâu thứ 3. Tuy nhiên, vào thời điểm cao nhất của lứa thứ 2, diện tích bị nhiễm sâu cuốn lá nhỏ ở Cẩm Xuyên lên đến 3.967 ha, hậu quả, làm cho mật độ sâu lứa 3 có thể cao, mức độ gây hại khó lường trước ở những diện tích còn lại.

Hiện nay, huyện đã chỉ đạo các địa phương bám sát đồng ruộng, khoanh vùng và tiến hành phun phòng trừ kịp thời khi sâu đang ở tuổi 1, tuổi 2. Thời gian phòng trừ tập trung từ mùng 8 - 15/8”. Phải nói rằng, công tác phòng trừ sâu hại có hiệu quả hay không phụ thuộc cơ bản vào ý thức của người sản xuất. Ở 2 đợt đầu vụ, dù công tác dự tính, dự báo kịp thời, chính xác nhưng việc tổ chức phun phòng trừ không đúng quy trình và thời gian quy định không được coi trọng thì cũng không mấy tác dụng.

Ông Hoàng Văn Hoài (thôn 3, Cẩm Quan) cho biết: “Nhiều người chỉ hời hợt đổ thuốc vào bình mà không làm tan thuốc trước đó nên nồng độ hòa tan của thuốc không đều, hiệu quả kém. Thậm chí, vì thiếu nhân công nên nhiều chủ hộ bỏ tiền thuê người phun, nơi được, nơi mất, cánh đồng hiện rõ vết thuốc như đường cày”.

Không chỉ ở Cẩm Xuyên, bà con nông dân khắp nơi cũng đang đứng ngồi không yên trước sự rình rập của lứa sâu thứ 3. Anh Nguyễn Văn Thành (Thạch Đài, Thạch Hà) chia sẻ: “Nhà tôi làm hơn mẫu ruộng, đợt vừa rồi bị nhiễm khá nặng. Bây giờ, bộ lá non đã lên mới, đây sẽ là nguồn thức ăn dồi dào cho lứa sâu thứ 3. Mấy ngày kiểm tra đã thấy sâu non rồi, phải phun phòng trừ, nếu không thì mất trắng!”.

Sau lứa sâu thứ 2, trên đồng ruộng Thạch Hà, mật độ sâu tuổi 5 và nhộng những nơi cao lên đến 80 con/m2. Đáng lo nhất là hiện tượng gối lứa của sâu, trên cùng diện tích lại tồn tại nhiều lứa sâu từ non đến trưởng thành và vào nhộng. Đây sẽ là thách thức không hề nhỏ với địa phương có diện tích hè thu đứng thứ 3 toàn tỉnh này. Còn ở Kỳ Anh, rút kinh nghiệm từ bài học lứa sâu thứ 2, bên cạnh giải pháp kỹ thuật, huyện đề xuất các phương án kết hợp nhằm nâng cao hiệu quả đối phó với dịch sâu cuốn lá nhỏ.

Ông Phan Công Toàn - Phó trưởng phòng Nông nghiệp huyện cho biết: “Huyện phối hợp với Trung tâm Văn hóa xã, phân công theo từng vùng và thực hiện truyền thanh lưu động xuống tận thôn, vừa phổ biến thông tin, vừa góp phần thay đổi tập quán, nhận thức của bà con nông dân trong công tác phòng trừ sâu bệnh”.

Theo điều tra của Chi cục Bảo vệ thực vật, hiện nay, lứa sâu thứ 3 đã đến kỳ vũ hóa rộ, dự kiến sẽ nở rộ và tấn công lúa hè thu vào khoảng mùng 8 - 15/8. Ông Đặng Ngọc Sơn - Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: “Quá trình phát sinh, gây hại của sâu cuốn lá nhỏ lứa 3 trùng với thời điểm trổ bông của phần lớn diện tích lúa hè thu. Chúng sẽ tập trung gây hại trên bộ lá đòng, đe dọa nghiêm trọng đến năng suất. Được biết, các địa phương đã chuẩn bị phương án chủ động hơn trong công tác dập dịch nhưng muốn hiệu quả thì trước hết, chính quyền các cấp, người sản xuất phải đổi mới về nhận thức, phòng trừ đúng quy trình, trúng thời điểm và phải tổ chức ra quân trên diện rộng, tập trung”.

Được biết, tập đoàn sâu cuốn lá nhỏ chưa kết thúc mà còn có thể chuyển tiếp gây hại trên lúa mùa. Chủ động theo dõi, phòng trừ kịp thời là giải pháp tối ưu kìm hãm sự phát triển của loài sâu bệnh nguy hiểm này.

NGUYỄN OANH
Nguồn baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập156
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại200,406
  • Tổng lượt truy cập92,578,070
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây