Học tập đạo đức HCM

Ra Tết, nông dân bán mạ thu tiền triệu

Chủ nhật - 25/02/2018 09:31
Do lúa cấy chết nhiều, nhiều nông dân ở huyện Thanh Chương phải mua mạ để cấy lại; do đó, không ít hộ bán thu tiền triệu từ cây mạ. Mua - bán mạ là hoạt động hiếm thấy ở Thanh Chương.
Người dân mua bán mạ tấp nập tại một góc chợ Cồn ( Thanh Dương- Thanh Chương). Ảnh: Trần Đình Hà

Đã từ nhiều ngày nay, bên cạnh các mặt hàng truyền thống, chợ Cồn (Thanh Dương- Thanh Chương) còn có thêm một mặt hàng rất đặc biệt, đó là mạ.

Mạ được người dân từ xã Thanh Dương và các xã trong vùng như Ngọc Sơn, Xuân Tường, Thanh Lương… sau quá trình tỉa dặm lúa gieo thừa ra nên mang đến bán. Mạ được xếp thành hàng dài ở một góc gần đường quốc lộ để tiện mua bán và đảm bảo vệ sinh môi trường.

Bà Hoàng Thị Hường - một tiểu thương có trên 30 năm buôn bán ở chợ này ngỡ ngàng cho biết: Chợ Cồn mỗi ngày một phiên, tôi buôn bán ở đây lâu lắm rồi nhưng năm ni mới thấy cảnh mua bán mạ. Đành rằng có người mua thì có kẻ bán, nhưng vừa vui vừa buồn. Vui vì một số người đã kiếm được tiền từ mạ thừa, nhưng buồn vì thấy người mua mạ quá vất vả.

Còn chị Nguyễn Thị Năm một người bán mạ ở xóm 6, xã Thanh Dương cho biết là những ngày này cả nhà chị đã tiến hành việc tỉa dặm số mạ thừa để bán, chủ yếu tại ruộng, còn lại mang ra chợ là có người mua. Nếu cùng nhổ và mua tại ruộng mỗi bó 10 ngàn, còn nếu mang ra chợ mỗi bó 15 ngàn đồng. Mới nhổ từ 5 sào đã bán được gần 2 triệu đồng.

Chị Võ Thị Nhã (áo đen) ở xóm 10, xã Ngọc Sơn (Thanh Chương) vui mừng vì tìm được nguồn mạ đúng cùng loại giống, chất lượng. Ảnh: Đình Hà
Ngoài chuyện lạ là mua bán mạ tại chợ, hiện tại trên tất cả các xứ đồng của xã Thanh Dương và các xã trong vùng đi đâu cũng bắt gặp cảnh nhiều tốp người đang nhổ hoặc mua bán mạ. Theo đó trong những tốp người này chỉ có 1-2 người là chủ ruộng còn lại là người mua mạ. Có những vùng như ở xóm Nam Sơn, trung tâm xã Thanh Khai người nhổ, mua bán mạ rất đông.

Anh Nguyễn Sỹ Hùng - một kỹ sư nông nghiệp công tác tại Công ty giống Đại Thành chia sẻ: Biết tôi làm giống nên có nhiều người đến tư vấn nhờ chọn mạ, vì vậy mấy ngày vừa rồi tôi toàn ở ngoài đồng. Tôi đã chứng kiến có những lúc người mua bán mạ tập trung tại vùng Trạm bơm Cầu Gang như đi hội. Bình quân mỗi bó mạ bán được 15 ngàn đồng mà cũng không đủ để bán. Có nhiều hộ đã thu được tiền triệu nhờ bán mạ.

Cũng là người dân ở xã Ngọc Sơn nhưng chị Võ Thị Nhã ở xóm 10 đã phải cùng con gái, con dâu sang xóm 6 để tỉa dặm thuê và mua mạ. Chị cho hay: Tôi tìm được mạ cùng giống, cứng cây nhiều rễ nên chắc ăn. Cùng với chị Nhã là nhiều người dân đến từ các xã Đồng Văn, Thanh Lĩnh Thanh An… những địa phương trước nay chuyên nhổ cấy.

Chị Phan Thị Hòa ở xóm Phượng Đình, xã Đồng Văn chia sẻ: “Làm 3 sào lúa nhưng chết nhiều, dặm lại chỉ còn 1 sào, mấy ngày nay tôi phải đội mưa xuống xã Ngọc Sơn cùng tỉa dặm với các hộ dân ở đây để lấy mạ. Chẳng có tiền công còn phải mua lại mạ với giá từ 7 - 10 ngàn đồng một bó mạ nắm gọn trong bàn tay. Không biết tới mùa có bù lại được khoản đã chi ra hay không, chứ nông dân  nhìn ruộng bỏ hoang là không chịu được”.

Hiện trên các cánh đồng ở xã Thanh Dương và các xã lân cận luôn có nhiều tốp nông dân vừa tỉa dặm vừa thu gom mua bán mạ. Ảnh: Đình Hà
 “Cây lúa có thì, cây mạ có tuổi” việc tìm nguồn mạ để cấy bù vào diện tích chết rét cho kịp thời vụ là một việc nên làm. Nhờ sự năng động này mà chắc chắn tất cả các diện tích lúa chết trên địa bàn huyện Thanh Chương sẽ được khắc phục.
Không cổ xúy cho việc gieo thẳng lúa nhưng trước thực tế lúa cấy thì chết, lúa gieo lại phát triển dẫn đến việc mua bán mạ cũng đặt ra một phương án khác cho người nông dân và các địa phương là nên xem lại cách làm: Có nên vừa gieo vừa cấy để đề phòng các tình huống như trong vụ xuân này hay không?
Theo Trần Đình Hà (baonghean.vn)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập167
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm166
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại873,087
  • Tổng lượt truy cập92,046,816
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây