Học tập đạo đức HCM

Rau màu hơn cây lúa

Thứ sáu - 10/04/2015 03:08
Tại huyện Giồng Riềng (Kiên Giang), nông dân đã chuyển đổi đất lúa và tận dụng bờ bao phát triển rau màu với diện tích trên 2.200 ha, tập trung ở các xã Bàn Thạch, Vĩnh Thạnh, Long Thạnh và Thạnh Bình.
Các loại rau màu đã giúp nhiều hộ vươn lên thoát nghèo ngay trên mảnh đất, thửa ruộng của mình.
Từ mô hình rau màu mà gia đình anh Bùi Văn Hoàng ở ấp Vĩnh Phú, xã Vĩnh Thạnh đã thoát nghèo, vươn lên phát triển khá, có cuộc sống ổn định.
Cách đây 15 năm, anh Hoàng là một nông dân khó khăn, không đất SX, qua tìm hiểu trên báo đài, hai vợ chồng anh quyết định trồng rau màu, ban đầu thuê mượn đất bờ mẫu trên ruộng lúa trồng màu, cho năng suất và hiệu quả cao gấp 3 đến 4 lần so với trồng lúa.
Kinh tế khấm khá, có tích lũy, anh Hoàng đã mua được hơn 6 công đất SX, có cuộc sống ổn định, từ diện tích này anh trồng chuyên canh các loại rau màu. Do có kinh nghiệm và trồng xen canh nhiều loại rau màu mà lợi nhuận cũng như thị trường tiêu thụ luôn dễ dàng.
Trao đổi với chúng tôi, anh Bùi Văn Hoàng, ấp Vĩnh Phú, xã Vĩnh Thạnh tâm sự: “Trồng xen canh nhiều loại cây màu giúp đảm bảo môi trường, cây không nhiễm sâu bệnh, cho năng suất cao. Cây bầu và bí đao cho năng suất cao nhất so với dưa leo, khổ qua do chịu nắng tốt. Cây màu này trồng một năm 4 vụ, bình quân mỗi vụ thu hoạch từ 2 đến 2,5 tấn/công nên giá trị cao gấp 2 đến 3 lần cây lúa, cuộc sống đỡ hơn trước nhiều”.
Trong vụ này, anh trồng xen canh 4 loại rau màu gồm bầu, bí đao, dưa leo, khổ qua, dưới bờ liếp anh trồng thêm rau nhút, cần nước và thả cá. Cứ thế mà hàng ngày gia đình anh đều có thu nhập bình quân gần 1 triệu đồng.
Với cách làm này, theo kinh nghiệm của anh vừa tránh rủi ro thị trường tiêu thụ, giá cả mà còn tạo điều kiện giúp đất được cải tạo và tăng độ phì nhiêu cho những vụ màu tới.
“Những năm gần đây SX lúa giá không ổn định nên có một số hộ dân đã tận dụng đất bờ liếp, đất lúa chuyển sang trồng màu cho năng suất cao gấp 3 lần cây lúa. Đề nghị cấp trên tạo điều kiện cho bà con được hỗ trợ vốn vay để đáp ứng nhu cầu SX”, ông Nguyễn Quốc Sia, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thạnh nói.
Theo: nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập263
  • Hôm nay60,305
  • Tháng hiện tại891,032
  • Tổng lượt truy cập92,064,761
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây