Học tập đạo đức HCM

Rừng mít không hạt, không mủ, ăn cả xơ, hái 700 trái bán hết veo

Thứ hai - 01/10/2018 21:06
7 giờ sáng, Bưu điện văn hóa xã Bình An (huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận) mở cửa cũng là lúc chị Mai Phương có mặt cùng với 2 bao đựng 4 trái mít không hạt, nặng hơn 21 kg gửi ra tận Hà Nội. Thế là chỉ sau 3 tháng thu hoạch, 700 trái mít không hạt của gia đình anh Phúc, chị Phương đã chuyển đến các chợ hoặc qua đường bưu điện tới các tỉnh phía Bắc rồi Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh do khách hàng đặt qua mạng.

Từ thông tin cả trăm quả mít không hạt được chuyển đến khách hàng bằng đường bưu điện, tôi đã tìm đến tận vườn mít lân la trò chuyện cùng anh Lâm Văn Phúc hiện đang sở hữu 700 cây mít không hạt tại khu đồi Tà Mô thuộc thôn An Trung, xã Bình An, huyện Bắc Bình.

 Biến đồi hoang thành rừng mít

Anh Phúc chia sẻ: “Vợ chồng tôi đều là giáo viên Trường tiểu học Bình An. Hàng ngày qua lại trên con đường cấp phối nằm ven dòng kênh chuyển nước từ hồ Cà Giây về, thấy kênh uốn lượn dưới chân đồi Tà Mô, trong khi ở đó toàn cây bụi,  thấy tiếc vô cùng. Trong đầu tôi thoạt nghĩ ở vùng đất có nước chủ động, nếu không được canh tác, trồng trọt thật là lãng phí...".

 rung mit khong hat, khong mu, an ca xo, hai 700 trai ban het veo hinh anh 1

Rừng mít không hạt được anh Lâm Văn Phúc thử nghiệm chỉ để 5 quả/cây.

Thế rồi, qua bao đêm suy nghĩ rồi tìm hiểu qua báo đài, qua mạng internet, anh Phúc thấy cây mít không hạt ở Ba Láng - Cần Thơ có thể đưa về trồng tại vùng đất Bình An. Từ đó, vợ chồng anh đã mạnh dạn vay vốn cộng với một số vốn vợ chống tích lũy được mua lại 5 ha đất đồi Tà Mô với giá 250 triệu đồng để đưa giống mít không hạt về trồng.

Tuy cả 2 là giáo viên, nhưng đều sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Bình An nghèo, chuyện làm nông đã quá quen thuộc với 2 người từ nhỏ, nên thấy nước, thấy đất đồi bỏ hoang hóa là anh Phúc hoạch định trong đầu một ý tưởng làm giàu mà không hề chần chừ, do dự-đó là trồng mít không hạt.

Thoạt đầu vào năm 2015, anh Phúc đặt mua tại vườn ông Trần Thanh Mẫn tại Cần Thơ 500 cây mít không hạt giống chiết cành, mỗi cây giá 37.000 đồng về trồng trên gần 3 ha đất đồi. Song, do trồng chưa đúng kỹ thuật, nước tưới chưa đến nên một số cây chết, anh Phúc tiếp tục mua thêm giống phủ kín gần 3 ha đất đồi. Đến nay sau gần 3 năm, vườn mít không hạt của anh Phúc đã có 700 cây cho thu hoạch vụ mít đầu tiên.

 Sau gần 3 năm gầy dựng rừng mít không hạt, đến đầu năm 2018, những quả mít không hạt đầu tiên trồng trên khu đồi Tà Mô – Bình An đã cho “quả ngọt”. Trong 3 tháng 4, 5, 6, vừa rồi anh Phúc thu hoạch hơn 750 quả mít. Những quả mít không hạt của anh Phúc lần đầu bày bán tại chợ Bình An, ai cũng ngạc nhiên và muốn ăn thử.

Nhiều nông dân thấy lạ nên đến tận vườn xem và được anh Phúc tìm những quả mít chín cây hái xuống đãi bà con ngay tại vườn. Anh Phúc nói: “Khi chào hàng bất kể xa hay gần, tôi bán với giá 50.000 đồng/kg, tiền cước vận chuyển tôi chịu. Vụ đầu tôi để mỗi cây 2 quả, mỗi quả bình quân nặng từ 5 – 7 kg. Vụ này dự kiến thu hơn 250 triệu đồng (khoảng hơn 5 tấn mít)...".

"Những năm tới cây lớn nếu để mỗi cây từ 4 đến 5 quả thì sản lượng thu hoạch sẽ tăng gấp đôi…Để chủ động nguồn nước tưới và tiết kiệm công tưới, năm 2017 tôi bỏ ra hơn 60 triệu đồng lắp hệ thống tưới phun sương cho vườn mít. Vì thế, vợ chồng tôi vừa dạy học vừa tranh thủ thời gian nghỉ để chăm sóc vườn mít, như: tỉa cành, bón phân, thu hoạch…”.

 Ý tưởng hình thành “vườn du lịch”

Mít không hạt nhìn bề ngoài da không đẹp bằng mít có hạt, nhưng khi chín mùi thơm và không có mủ. Thưởng thức quả mít không hạt không chỉ có múi mà cả xơ cũng ăn ngon không kém múi. Vì thế, ăn mít không hạt dường như chỉ bỏ vỏ và cồi ở giữa.

Đặc biệt, thời tiết càng nắng, mít càng ngọt. Anh Phúc với tay vỗ nhẹ quả mít rồi hái một quả vừa chín trên cây mời tôi ăn thử. Quả là trái mít cắt ra không có mủ, cả trái chỉ vài ba hạt lép, quả mít tròn được cắt từng khoanh như cắt dưa hấu. Anh Phúc nói: “Tháng 7 có mưa xuống nên mít ít ngọt hơn trước. Mùa này mưa nhiều trái mít cũng rất dễ hỏng vì vỏ rất mỏng nên khi hái xuống phải để nơi khô ráo, khoảng 5 - 7 ngày mít sẽ chín…”.

 rung mit khong hat, khong mu, an ca xo, hai 700 trai ban het veo hinh anh 2

Vườn mít không hạt trên đồi Tà Mô của gia đình anh Lâm Văn Phúc.

Trong những tháng đầu năm nay khi đến kỳ thu hoạch, anh Phúc đăng lên mạng quảng cáo thì có rất nhiều khách hàng ở Hà Nội, Đồng Nai, TP. Hồ chí Minh, Cần Thơ đặt hàng. Mỗi đơn hàng anh Phúc, chị Phương nhờ bưu điện thu hộ tiền của khách khi giao hàng. Hiện cả vườn còn hơn 100 quả đang chờ chín.

Dự kiến thu hoạch xong, anh sẽ tỉa cành, bón phân chuẩn bị cho vụ tết 2019. Tuy nhiên, do tiêu thụ mít chưa ổn định nên anh Phúc đang tìm cách tiếp thị, tìm kiếm thị trường tại các chợ, siêu thị lớn tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội để tiêu thụ nguồn hàng ổn định.

Ngồi trò chuyện với anh Phúc trong “rừng mít” trên đồi Tà Mô, gió thổi mát rượi, hương mít chín cây thoang thoảng, tôi càng hiểu hơn những ý tưởng làm giàu của đôi vợ chồng trẻ. Trong năm tới anh tiếp tục trồng thêm 2 ha nữa tại khu vực đồi Tà Mô và làm đường giao thông vào khu vườn  quy mô hơn. Tôi cũng được biết một ước muốn của anh là khi có vốn sẽ xây dựng khu vườn mít trên đồi Tà Mô thành một điểm tham quan của khách du lịch.

Du khách đến Bắc Bình, Tuy Phong sau khi tham quan các thắng cảnh Bàu Trắng, Đồi cát Trinh Nữ, chùa Cổ Thạch, bãi đá 7 màu - Bình Thạnh… có thể ghé qua khu vườn mít không hạt trên đồi Tà Mô và được thưởng thức những quả mít không hạt tại vườn thơm ngon. Tuy nhiên, để xây dựng mô hình này anh Phúc sẽ trồng thêm giống xoài Đài Loan (hiện đã trồng 100 cây), chăn nuôi gà thả vườn và tổ chức các dịch vụ khác để làm phong phú thêm “sản phẩm du lịch vườn” ở vùng quê Bình An nhiều tiềm năng. 

 

Theo Hồ Lê Thanh (Báo Bình Thuận)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập280
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm279
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại198,254
  • Tổng lượt truy cập92,575,918
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây