Nông dân Võ Văn Hiệp cho biết, tham gia trồng lúa theo chuẩn GlobalGAP trong vụ mùa vừa qua, ông thực hiện xuống giống OM 4900 trên diện tích 1,5ha. Đồng hành cùng với ông trong việc chăm sóc lúa là đội ngũ các cán bộ kỹ sư nông nghiệp của Công ty cổ phần Đầu tư - Nghiên cứu và xuất khẩu gạo thơm ITA - Rice.
Xuống giống trồng lúa vụ hè thu 2012 theo tiêu chuẩn GlobalGAP. |
"Trước đây khi ruộng có sâu bệnh, tôi ra cửa hàng thuốc BVTV nói triệu chứng rồi lấy thuốc về xịt. Xịt xong tối về ngủ không yên. Sợ không biết thuốc có đúng bệnh không, phun thuốc thế này có ảnh hưởng tới năng suất lúa không, có làm chết cây không? Giờ thì phun xong tui ngủ một giấc tới sáng vì yên tâm và tin tưởng vào các kỹ sư nông nghiệp" - ông Hiệp hồ hởi kể.
Ông Hiệp cũng cho biết, do được ITA - Rice bao tiêu sản phẩm với giá cao hơn giá thị trường tới 1.500 đồng/kg, ở mức 5.500 đồng/kg lúa tươi, lại được trả sau không lãi suất các sản phẩm vật tư nông nghiệp nên vụ đông xuân vừa rồi ông thu lãi hơn 30 triệu đồng. "Gặt lúa xong, tui mua được gần một cây vàng để dành, mai mốt về già có cái mà xài" - ông Hiệp vui vẻ.
Ông Lê Sơn Tươi - cán bộ Phòng Nông nghiệp huyện Đức Huệ cho biết, khó khăn hơn cả trong sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP là không để gà vịt và các loại gia súc, gia cầm lội xuống ruộng. Việc phải ghi chép nhật ký đồng ruộng cũng là một khó khăn đối với nông dân. Vì lý do này mà ban đầu có hơn 100 hộ đăng ký tham gia mô hình nhưng đến lúc thực hiện, hơn 40 hộ đã rút tên khỏi danh sách.
GS-TS Võ Tòng Xuân - người chủ trì dự án cho rằng, bù lại quy trình nghiêm ngặt trên là chi phí sản xuất giảm, chỉ còn khoảng 12 triệu đồng/ha, hạt lúa chắc mẩy, sáng đẹp hơn. Quan trọng nhất là sản phẩm lúa sạch, chất lượng gạo đảm bảo tiêu chuẩn an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
"Trồng theo chuẩn GlobalGAP, 1.000 kg lúa thu được có thể làm ra 650kg gạo 5% tấm, tăng gần 200kg so với bình thường. Đây là khoản lời của doanh nghiệp thu mua nên họ có thể an tâm đầu tư thu mua lúa với giá cao hơn cho nông dân" - TS Xuân giải thích. Vấn đề đầu ra cũng yên tâm vì Việt Nam đang thiếu gạo sạch để tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu. Thời gian tới, ông cùng với nông dân huyện Đức Huệ sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình, tiến tới cung cấp sản phẩm cho công ty xuất khẩu để tăng thêm giá trị cho hạt lúa.
Theo Danviet
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;