Học tập đạo đức HCM

Sản xuất khoai lang theo chuỗi giá trị

Thứ hai - 28/12/2015 21:28
Trong những năm qua, mặc dù diện tích trồng khoai lang của nước ta có xu hướng giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu lại có chiều hướng tăng rõ rệt
Sản xuất khoai lang theo chuỗi giá trị
TS Nguyễn Trí Ngọc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây phát biểu tại hội nghị

Cụ thể, năm 2010, tổng giá trị xuất khẩu khoai lang đạt hơn 1,5 triệu USD. Đến năm 2011, giá trị xuất khẩu tăng lên trên 3,5 triệu USD. Với chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh, tăng vụ thì cây khoai lang có một vị thế quan trọng trong nền nông nghiệp, cần phải mở rộng diện tích. Để hiện thực hóa chủ trương đó, năm 2015, Viện Cây lương thực & Cây thực phẩm là cơ quan chủ trì phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây xây dựng mô hình sản xuất một số giống khoai lang (Hoàng Long, KDQ1 và HNV1) tại hai tỉnh Vĩnh Phúc và Hà Nam, tổng diện tích 30 ha với 240 hộ dân tham gia. Mô hình thuộc dự án Khuyến nông Trung ương “Phát triển sản xuất một số giống khoai lang lấy củ năng suất cao, chất lượng tốt ở vùng trồng khoai lang trọng điểm”. Người tham gia mô hình được hỗ trợ 100% giống khoai lang và 30% vật tư phân bón, thuốc BVTV. Đồng thời, những nông dân trực tiếp xây dựng mô hình còn được đào tạo tập huấn nâng cao kiến thức về kỹ năng sản xuất khoai lang. Do đặc thù của SX khoai lang hiện nay là phải liên tục duy trì giống trên đồng ruộng. Trong khi đó, những giống khoai lang mới như KQD1 và HNV1 chưa có thị trường cung ứng giống; giống Hoàng Long duy trì trong dân không tập trung nên bị thoái hóa, lẫn tạp, sâu bệnh nhiều. Vì vậy, cán bộ thực hiện dự án đã kết hợp với một số trung tâm, HTX để nhân 3 giống khoai lang nói trên. Do chủ động nhân giống và áp dụng kỹ thuật đồng bộ, các giống khoai lang sinh trưởng phát triển tốt, sạch bệnh, không có sâu đục thân, bọ hà và bệnh thối đen hại. Theo TS Vũ Văn Định, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây: Kết quả đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất cho thấy, mô hình giống khoai lang chất lượng cao (giống Hoàng Long) đạt năng suất cao hơn khoai lang ngoài mô hình 16-17%, tỷ lệ củ thương phẩm nhiều hơn (tăng 11-15%). Bên cạnh đó, mô hình sản xuất hai giống KQD1 và HNV1 đạt năng suất rất cao (32-33 tấn/ha), tỷ lệ củ to cao hơn sản xuất khoai lang ngoài mô hình. Giống Hoàng Long có hàm lượng chất khô đạt 26,4-28,8%, giống KQD2 và HNV1 tuy năng suất cao nhưng chất lượng ăn nếm kém hơn, hàm lượng chất khô đạt 25,5-26%. Doanh nghiệp vào cuộc Tham dự hội nghị “Phát triển một số giống khoai lang lấy củ năng suất cao, chất lượng tốt – vùng trồng khoai lang trọng điểm” tại xã Đình Chu, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc ngày 26/12, ông Nguyễn Quốc Chinh, GĐ Cty Nông lâm sản thực phẩm Yên Bái mang theo những bó miến được sản xuất từ tinh bột khoai lang và giới thiệu: “Tôi đã gửi sản phẩm này sang Nhật Bản để kiểm định chất lượng rồi. Họ đánh giá rất cao”. Tuy mới “nhảy” vào lĩnh vực chế biến khoai lang, nhưng theo ông Chinh, đây là lĩnh vực kinh doanh rất tiềm năng. “Mỗi ngày, chúng tôi cần khoảng 700 tấn khoai lang (tương đương sản lượng thu hoạch của 20 ha) để sản xuất tinh bột và miến sợi. Tuy nhiên, do đất đai manh mún, chúng tôi rất khó xây dựng được vùng nguyên liệu tập trung theo quy mô hàng hóa để đưa cơ giới hóa vào sản xuất và giảm giá thành sản phẩm. So với sắn, giá khoai lang ở thời điểm hiện tại đắt hơn nhiều. Bên cạnh đó, do “mỗi người làm một kiểu” nên chất lượng khoai lang không đồng đều, có những lô hàng tỷ lệ tinh bột trong củ khoai đạt thấp”, ông Chia chia sẻ. Năm 2015, Cty TNHH Tùng Lâm, chuyên sản xuất nhiên liệu sinh học và cồn đã đầu tư xây dựng mô hình sản xuất khoai lang giống HNV1 theo chuỗi giá trị với quy mô hơn 1.000 ha tại Đồng Nai. Viện Nghiên cứu phát triển công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây là đơn vị cung ứng giống, chuyển giao kỹ thuật sản xuất. Theo ông Vũ Kiên Chỉnh, TGĐ Cty TNHH Tùng Lâm, khi ứng dụng cơ giới hóa từ khâu làm đất, lên luống, trồng đến bón phân, dỡ khoai, tôi chỉ cần sử dụng 100 nhân công nhân cho 1.000 ha. Sau 4 tháng trồng, năng suất khoai lang đạt 50 tấn/ha/vụ (nếu làm tốt có thể đạt 70-80 tấn/ha/vụ). "Theo tính toán, giá thành để sản xuất 1 kg khoai lang không quá 600 đồng. Chúng tôi thu mua của nông dân 1.000 đồng. Như vậy, nếu sản xuất 2 vụ khoai lang/năm, sản lượng khoai đạt 100 tấn/ha, thu lợi nhuận ít nhất 40 triệu đồng. Ngoài thu hoạch củ, nông dân còn thu được khoảng 40 tấn thân và rễ tươi, nếu phơi khô sẽ được khoảng 10 tấn. Đây là nguồn thức ăn dự trữ vô cùng giá trị cho trâu, bò bởi hàm lượng đạm trong thân cây khoai lang đạt 14%, hàm lượng xơ trên 30%", ông Chỉnh nói. Là “lá cờ đầu” trong SX vụ đông của miền Bắc, tuy nhiên diện tích cây vụ đông của Vĩnh Phúc liên tục sụt giảm trong những năm qua. Theo ông Lê Văn Dũng, PGĐ Sở NN-PTNT Vĩnh Phúc, để “hâm nóng” phong trào sản xuất vụ đông, ngành nông nghiệp tỉnh đã đẩy mạnh mở rộng diện tích những loại cây trồng dễ canh tác, ít sâu bệnh, tốn ít công chăm sóc nhưng đem lại hiệu quả kinh tế. Bởi, nếu quá chú trọng vào những loại cây đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc phức tạp, tốn công lao động thì rất khó phát triển đại trà. Và, khoai lang là một trong những cây trồng chủ lực được tỉnh đưa vào chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất.
Theo nguồn Nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập560
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm552
  • Hôm nay74,601
  • Tháng hiện tại810,711
  • Tổng lượt truy cập93,188,375
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây