Học tập đạo đức HCM

Sản xuất khoai tây giống sạch bệnh

Thứ tư - 19/02/2014 21:45
Hiện mỗi năm Việt Nam phải nhập hàng nghìn tấn giống khoai tây từ Hà Lan, Đức, Australia; chưa kể có tới 70% lượng giống đang sử dụng được nhập nội chủ yếu theo con đường không chính thức, chất lượng kém.

Trong khi đó, hệ thống SX khoai tây trong nước theo dự án "Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển công nghệ SX củ giống khoai tây chế biến bắt nguồn từ công nghệ nuôi cấy mô kết hợp với công nghệ khí canh" do các nhà khoa học thuộc Viện Sinh học nông nghiệp, Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội tiến hành có thể cho khoảng 2 triệu củ giống gốc mỗi năm, 150 tấn giống nguyên chủng và 1.000 - 1.200 tấn giống xác nhận có chất lượng tương đương nhập nội.


Khoai tây có giá trị cao trong SX vụ đông miền Bắc

Dự án đang được triển khai không những giúp giảm thiểu chi phí mà còn hứa hẹn thúc đẩy ngành SX khoai tây theo hướng hàng hóa.

GS.TS Nguyễn Quang Thạch, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Sinh học nông nghiệp, Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội cho biết: Kết quả nghiên cứu khẳng định, việc tổ chức SX tại chỗ củ giống sạch bệnh là hoàn toàn khả thi, đồng thời đã đề xuất được quy trình. Mục tiêu của dự án là làm tiền đề cho việc hình thành hệ thống SX giống khoai tây sạch bệnh tại Việt Nam.

Trên cơ sở công nghệ đã được hoàn thiện và chuyển giao thành công, dự án đã đề xuất với Bộ NN-PTNT hình thành chương trình giống khoai tây, góp phần thúc đẩy phát triển SX một cách chủ động và bền vững.

Sau gần 2 năm thực hiện, dự án đã thu được nhiều kết quả khả quan. Tính đến tháng 6/2013, các nhà khoa học đã lựa chọn được bộ giống khoai tây thích hợp cho chế biến. Đó là các giống Atlantic, Megechip, Beacon chipper. Hàm lượng chất khô của các giống từ 21 - 23%, tinh bột từ 18 - 21%, đường khử 0,025 - 0,035%, phù hợp với tiêu chuẩn cho chế biến.

Cũng trong thời gian qua, nhóm dự án đã tìm ra điều kiện khử trùng tốt nhất đối với mầm cây khoai tây, nền môi trường thích hợp nhất đối với sinh trưởng của mầm mẫu, điều kiện xử lý ra củ, độ tuổi cây thích hợp cho việc xử lý ra củ...

Các nhà khoa học đã tiến hành điều tra xác định vùng cách ly để SX củ giống khoai tây và lựa chọn nơi thích hợp nhất là huyện Quế Võ, Bắc Ninh. Đây là vùng có điều kiện tự nhiên phù hợp với khoai tây, nguồn nhân lực dồi dào, có kinh nghiệm trong SX.

Đặc biệt, địa phương này có chính sách rõ ràng cho việc định hướng phát triển SX cây khoai tây theo hướng hàng hóa nói chung, cho công nghiệp chế biến nói riêng và rất chú trọng đến việc xây dựng hệ thống SX giống tốt.

Với mô hình SX củ giống siêu nguyên chủng, nguyên chủng và xác nhận giống khoai tây chế biến đã được xây dựng, nhóm dự án đã triển khai ứng dụng kết quả vào thực tế. Kết quả thu được rất khả quan với 9,8 vạn cây giống gốc phục vụ cho SX củ siêu nguyên chủng; 1 triệu củ mini sạch bệnh để SX củ giống nguyên chủng; 90 tấn củ giống nguyên chủng dành cho SX củ giống cấp xác nhận; 200 tấn củ giống xác nhận đã ra đời.

Viện Sinh học nông nghiệp cho biết: Với khả năng góp phần giải quyết nhu cầu bức xúc về giống khoai tây tại không ít địa phương, công nghệ SX khoai tây giống sạch bệnh này đã thu hút sự quan tâm, đón đợi của nhiều đơn vị nghiên cứu, SX như các Sở KH-CN Lạng Sơn, Thái Bình, Trung tâm Giống cây trồng Quảng Ninh… Hiện các đơn vị này đang đợi được chuyển giao công nghệ.

Bên cạnh các địa phương, nhiều doanh nghiệp như Cty Cường Tân, Cty Đà Lạt GAP, Cty ORION đang đề nghị phối hợp để SX kinh doanh củ giống khoai tây chế biến. Trước mắt, dự án đã chọn Cty Cường Tân và Cty Đà Lạt GAP làm thành viên của dự án.

Theo tính toán của các nhà khoa học, sau khi giải quyết được nhu cầu về giống, khoai tây sẽ trở thành cây trồng chính ở vụ đông tại đồng bằng Bắc bộ và là ngành SX hàng hóa quan trọng.

Với tiềm năng thực sự có thể đạt đến 200.000 ha, năng suất 15 tấn/ha, trong vòng 3 tháng của vụ đông ngắn ngủi đã có thể thu được 3 triệu tấn củ.

Về lâu dài, nguồn lương thực này sẽ thúc đẩy ngành SX khoai tây hàng hóa phục vụ cho công nghiệp chế biến, giữ khoai tây là cây trồng chiến lược quan trọng trong cơ cấu cây trồng vụ đông ở Việt Nam.


Nguồn: nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập322
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm321
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại831,999
  • Tổng lượt truy cập92,005,728
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây