Học tập đạo đức HCM

Sau 5 năm, thu nhập của người dân Hua La tăng từ 6 lên 29 triệu đồng.

Chủ nhật - 18/11/2018 10:08
Năm 2013, khi Hua La bắt tay vào xây dựng nông thôn mới (NTM), thu nhập bình quân của người dân chỉ đạt 6 triệu/người/năm. Nhưng nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh cây trồng, đưa cây con giống mới vào sản xuất, đến nay, thu nhập bình quân của người dân Hua La đã đạt 29 triệu/người/năm.

Hua La là xã vùng I của thành phố Sơn La, cách trung tâm thành phố 5km, diện tích tự nhiên 4.163,73 ha. Trong đó: Diện tích đất nông nghiệp là 2.429,66 ha; đất lâm nghiệp 1243,48 ha. Xã có 15 bản, 1.841 hộ, 8.461 nhân khẩu với 5 anh em dân tộc cùng sinh sống gồm: Thái, Kinh, Mông, Mường, Tày...

Đời sống của nhân dân Hua La còn nhiều khó khăn, sản xuất nông nghiệp chủ yếu là cây cà phê, cây mận; chăn nuôi còn manh mún, nhỏ lẻ; địa hình chủ là đồi núi đá nên Hua La bắt tay vào xây dựng nông thôn mới với xuất phát điểm rất thấp chỉ đạt có 4 tiêu chí.

 sau 5 nam, thu nhap cua nguoi dan hua la tang tu 6 len 29 trieu dong. hinh anh 1

Số diện tích cây trồng kém hiệu quả được thay thế bằng cây hoa hồng góp phần nâng cao thu nhập cho người dân Hua La

Bà Phạm Thị Khánh An, Phó chủ tịch UBND xã Hua La cho biết: Ngay khi bắt tay vào xây dựng NTM, cấp ủy, chính quyền và nhân dân Hua La gặp muôn vàn khó khăn. Lao động chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, phần lớn bà con chưa được đào tạo, tập huấn, chưa biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất… nên đời sống kinh tế của người dân còn thấp. Giai đoạn đầu thực hiện Chương trình NTM, mức thu nhập bình quân toàn xã chỉ đạt 6 triệu/người/năm.

Muốn huy động sức dân đóng góp cho xây dựng NTM, thì phải tìm cách giúp bà con xóa đói, giảm nghèo trước đã. Do đó, ngay từ đầu UBND xã đã quan tâm, hướng dẫn nhân dân tổ chức thâm canh, chăm sóc cà phê, mận, mơ… để đạt năng suất và chất lượng cao nhất; chuyển đổi một số diện tích trồng lúa, ngô kém hiệu quả sang trồng rau, hoa mang lại giá trị kinh tế cao; chỉ đạo nhân dân tích cực trồng xen các loại hoa màu ngắn ngày, tăng gia sản xuất, chăn nuôi gia cầm lấy thịt, trứng.

 sau 5 nam, thu nhap cua nguoi dan hua la tang tu 6 len 29 trieu dong. hinh anh 2

Hiện nay, xã Hua La đã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực ( cây cà phê) của HTX cà phê Bích Thao và Công ty cổ phần Nasan Việt Nam

Bà Đinh Thị Anh, cán bộ khuyến nông xã Hua La cho biết: Bà con nhân dân Hua La vốn cần cù trong lao động nhưng do chưa biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào thâm canh cây con giống nên đời sống còn nhiều khó khăn. Chúng tôi đã hướng dẫn bà con các bản sản xuất cây hàng năm theo vụ mùa, chuyển đổi đất trồng cây ngô, sắn kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả trên đất dốc. Từ đầu năm đến nay, toàn xã đã thực hiện cải tạo vườn tược, ghép mắt được 15 ha cây ăn quả.

Thường xuyên theo dõi, dự báo tình hình dịch bệnh và hướng dẫn bà con phòng, chống, phát hiện dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; phối hợp với các phòng, ban, tổ chức đoàn thể của thành phố tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật về thâm canh cà phê, chăn nuôi lợn, bò, gia cầm cho 1.000 người dân trên địa bàn.

 sau 5 nam, thu nhap cua nguoi dan hua la tang tu 6 len 29 trieu dong. hinh anh 3

Cán bộ khuyến nông xã Hua La hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học trên nền đệm lót

“Trong vài năm trở lại đây, người dân Hua La đã biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng các cây trồng hiện có như: Cây mơ, cây mận tam hoa, mận hậu, cây cà phê, cây ăn quả và cây ngắn ngày như cây ngô, cây lạc; chuyển đổi dần diện tích đất dốc kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả. Vì vậy, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã đã tăng lên đáng kể: Từ 6 triệu/người/năm (năm 2013) lên 29 triệu/người/năm (năm 2018)” – bà Lò Thị Khánh An, Phó chủ tịch UBND xã Hua La vui mừng.

Chị Lò Thị Hạnh, dân bản Pọng, xã Hua La phấn khởi nói: Từ khi chương trình nông thôn mới về với bản, với xã, bộ mặt nông thôn Hua La đang từng ngày “thay da, đổi thịt”. Cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, đặc biệt là đường giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, trường học, trạm y tế, thủy lợi được xây dựng khang trang phục vụ nhân dân nên cuộc sống của bà con ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Theo Tuệ Linh (danviet.vn)

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập247
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại852,831
  • Tổng lượt truy cập93,230,495
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây