Ảnh: VGP/Thế Phong |
Ngân hàng lo ngại khả năng trả nợ của ngư dân
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đà Nẵng, tính đến ngày 24/12, ngân hàng đã nhận 17 hồ sơ (1 hồ sơ mới bổ sung), trong đó có 5 hồ sơ được ký hợp đồng, 7 hồ sơ thẩm định không đạt yêu cầu và 5 hồ sơ đang trong qua trình thẩm định.
Ông Trần Trọng Nghĩa, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đà Nẵng cho biết vướng mắc hiện nay trong triển khai Nghị định 67 chủ yếu là do chính bản thân người đi vay. Nhiều hồ sơ thẩm định không đạt kết quả do các tổ chức, cá nhân cung cấp thiếu hồ sơ hoặc cung cấp đủ nhưng trong quá trình thẩm định ngân hàng đánh giá phương án sản xuất không hiệu quả nên không cho vay. Trong đó, lý do phổ biến nhất thường là khả năng trả nợ của khách hàng không đảm bảo nên thẩm định hồ sơ không đạt kết quả.
“Một vướng mắc khác làm chậm tiến độ thẩm định hồ sơ vay vốn đóng tàu là do toàn bộ ngân hàng tại Đà Nẵng đều là chi nhánh nên không có thẩm quyền quyết định mà phải gửi hồ sơ về trụ sở chính để thẩm định. Bên cạnh đó, quá trình thẩm định còn phụ thuộc khá nhiều vào quy trình duyệt hồ sơ cho vay của từng ngân hàng”, ông Nghĩa nói.
Theo ông Nghĩa, vốn tín dụng cho vay là vốn thương mại nên các ngân hàng thương mại thẩm định hồ sơ rất kỹ. Trong một bộ hồ sơ cho vay gồm các quy trình đã được quy định tại Nghị định 67 và các thông tư hướng dẫn liên quan. Để ngân hàng duyệt hồ sơ thì tất cả quy trình a, b, c, d… phải đảm bảo hết, thiếu một trong số đó cũng không được. Không ngân hàng nào dám cho vay nếu hồ sơ không đủ điều kiện.
Theo ông Nguyễn Cao Phong, Phó giám đốc chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) Đà Nẵng, vốn là của ngân hàng thương mại nên buộc ngân hàng phải quản lý chặt chẽ trong cho vay. Điểm nữa là ngân hàng phải rà soát đầy đủ các thủ tục liên quan để làm sao không trái với quy định của Nghị định 67.
Theo phản ánh của ngư dân, với quy trình như vậy, để lập được một bộ hồ sơ theo đúng yêu cầu của ngân hàng, phải mất rất nhiều thời gian và vượt qua quá nhiều rào cản với các quy trình thẩm định khắt khe nên không ít người nản lòng.
Tập trung gỡ vướng
Tại cuộc họp mới đây với các bên liên quan để tháo gỡ vướng mắc trong triển khai Nghị định 67 trên địa bàn, ông Phùng Tấn Viết, Phó chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cho rằng Nghị định 67 là một chính sách mang lại nhiều lợi ích, thực sự mở cơ hội, hướng làm ăn bền vững cho ngư dân. Tuy nhiên, việc thẩm định phương án sản xuất và vốn vay của ngân hàng quá lâu so với quy định khiến ngư dân thiệt thòi, ảnh hưởng tới cả quá trình duyệt hồ sơ và cả tiến độ thực hiện chính sách này.
“Ngư dân đánh bắt cá rất giỏi nhưng kêu họ làm phương án sản xuất hiệu quả thì khác gì đánh đố người ta”, ông Phùng Tấn Viết thẳng thắn chỉ rõ bất cập khi nói về việc ngân hàng từ chối cho ngư dân vay vốn với lý do “phương án sản xuất không hiệu quả”.
Ông Phùng Tấn Viết cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đà Nẵng chỉ đạo các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố tạo điều kiện thuận lợi hơn cho ngư dân được vay vốn đóng mới, nâng cấp tàu cá theo Nghị định 67, đồng thời, đề nghị các ngân hàng thương mại cần chủ động tham gia chương trình này.
“Ngân hàng khẩn trương thẩm định hồ sơ của tổ chức, cá nhân đăng ký đóng mới tàu cá theo Nghị định 67. Trong các hồ sơ đang giải quyết phải thông báo rõ lúc nào có kết quả, đồng ý hay không để còn tính phương án thay thế. Ngoài ra, phải thực hiện quy trình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đề nghị vay vốn công khai, minh bạch”, ông Phùng Tấn Viết nói.
Đồng thời, ông Phùng Tấn Viết cũng yêu cầu Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đà Nẵng phối hợp với Sở NN&PTNT và các địa phương khẩn trương tổ chức cuộc gặp giữa ngân hàng thương mại với ngư dân để trao đổi phương hướng xứ lý những vướng mắc liên quan đến vấn đề vay vốn. Nếu các hồ sơ không đảm bảo yêu cầu phải hướng dẫn các tổ chức, cá nhân bổ sung hoặc hoàn trả hồ sơ và giải thích để tổ chức, cá nhân được rõ.
Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đà Nẵng cho biết nguồn vốn hiện tại cho vay theo Nghị định 67 rất dồi dào. Tuy nhiên, để dòng vốn tín dụng này tới được với ngư dân nhiền hơn, cần có sự vào cuộc tích cực của các bên liên quan, trong đó, ngân hàng thương mại phải tích cực hướng dẫn, cung cấp hệ thống tiêu chí thẩm định liên quan đến vay vốn để ngư dân được rõ.
Còn ngư dân cần hoàn thiện hồ sơ, đáp ứng đủ các điều kiện vay vốn theo quy định. Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường tổ chức trao đổi giữa ngân hàng thương mại với các tổ chức, cá nhân và ngư dân để giải quyết vấn đề vay vốn.
“Nếu trường hợp ngân hàng này thẩm định không đạt, khách hàng có quyền mang hồ sơ đến một ngân hàng thương mại khác xin thẩm định lại. Có thể khi chuyển sang ngân hàng khác, hồ sơ sẽ phù hợp hơn với cách thẩm định của ngân hàng đó thì ngư dân sẽ được ký hợp đồng vay vốn tín dụng đóng mới tàu theo Nghị định 67”, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đà Nẵng cho hay.
Theo Chinhphu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;