Học tập đạo đức HCM

Thái Bình đẩy mạnh tích tụ đất nông nghiệp

Thứ năm - 23/11/2017 02:17
Toàn tỉnh Thái Bình hiện có 240 tổ chức, cá nhân thực hiện tích tụ đất nông nghiệp, trong đó có 37 doanh nghiệp, với tổng diện tích 3.129,7ha. Tỉnh đang xây dựng Đề án tập trung tích tụ đất đai phục vụ thu hút đầu tư sản xuất nông nghiệp tập trung trên địa bàn giai đoạn 2017 - 2020 nhằm tháo gỡ khó khăn, đề xuất thêm cơ chế để đẩy nhanh quá trình tích tụ đất, phát triển nông nghiệp hàng hóa.

Nhìn từ Vũ Thư

Diện tích đất nông nghiệp tích tụ toàn tỉnh Thái Bình là 3.129,7ha, trong đó trồng trọt 767,9ha; chăn nuôi 204,8ha; thủy sản 2.157ha. Diện tích đất tích tụ có từ 10ha trở lên khoảng 1.877ha. Trong đó, tích tụ đất theo hình thức thuê đất của nông dân chiếm 97% diện tích đã thực hiện tích tụ, còn lại là hình thức tích tụ theo hướng nông dân góp quyền sử dụng đất vào hợp tác xã, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Những năm trước, trên cánh đồng thôn Đại Đồng, xã Tân Hòa, huyện Vũ Thư chỉ cấy hai vụ lúa. Do hiệu quả kém, nhiều hộ bỏ ruộng hoang. Khi tỉnh có chính sách tích tụ ruộng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ông Vũ Khắc Bằng đã mạnh dạn vận động bà con nông dân cho thuê 8ha ruộng và đất bãi 5%. Ông Bằng quy hoạch lại ruộng đất, đầu tư trồng ổi, đu đủ, chuối, bưởi và nuôi gà thả vườn. Đến nay, gia đình ông Bằng có thu nhập vài trăm triệu đồng/năm từ mô hình cây, con tổng hợp, hiệu quả sản xuất cao gấp nhiều lần cấy lúa. Không chỉ gia đình ông Bằng có lợi, mà các hộ cho thuê ruộng cũng thu về 400.000 đồng/sào/năm. Đồng thời, 10 lao động trong thôn có việc làm với thu nhập 3 - 4 triệu đồng/tháng.

Ông Vũ Khắc Bằng chỉ là một trong 48 hộ dân trên địa bàn huyện Vũ Thư tập trung ruộng đất có quy mô từ 2ha trở lên để sản xuất nông nghiệp, với tổng diện tích 180ha. Bên cạnh đó, huyện đã thu hút được 3 doanh nghiệp đăng ký thuê đất sản xuất nông nghiệp, gồm: Tập đoàn TH đã đăng ký đầu tư vào 2 vùng liên xã với tổng diện tích 500ha; Công ty TNHH Nông nghiệp CNC An Thái đang triển khai các bước thuê 40ha tại xã Việt Thuận; Công ty TNHH Phát triển Nông nghiệp Lâm Đạt đăng ký quy mô tích tụ từ 400 - 500ha. Vũ Thư đã quy hoạch 11 vùng liên xã, dự kiến tích tụ 3.342ha đất sản xuất nông nghiệp.


Thái Bình tích tụ ruộng đất áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Vũ Thư Lại Trường Sơn, huyện và các xã đã thành lập ban chỉ đạo, tiểu ban tuyên truyền, tổ giúp việc thực hiện tích tụ ruộng đất; các ngành, địa phương tập trung tuyên truyền, họp dân và phát phiếu thăm dò ý kiến nhằm tạo sự đồng thuận. Các tổ công tác bám nắm tình hình, tư tưởng người dân ở từng thôn xóm, từ đó kịp thời tham mưu cho huyện hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh trong triển khai như: Quy hoạch vùng sản xuất riêng cho nông dân vẫn có nhu cầu sản xuất nông nghiệp, thu hồi các diện tích hoang hóa...

Tuy nhiên, việc triển khai tích tụ ruộng đất ở Vũ Thư còn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Cụ thể như doanh nghiệp có nhu cầu diện tích sản xuất nông nghiệp lớn nhưng quỹ đất của các địa phương không đủ, các vùng không tập trung, mặt bằng canh tác không đều; doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thỏa thuận với người dân về giá cả, ký kết hợp đồng thuê đất; chính quyền lúng túng trong quản lý, hướng dẫn thủ tục thuê đất.

Bảo đảm quyền lợi của nông dân

Đơn cử cho những khó khăn trong quá trình tích tụ ruộng đất chính là dự án thí điểm trồng rau sạch, gạo sạch theo chuẩn Global GAP của Tập đoàn TH tại huyện Vũ Thư. Việc thỏa thuận về giá thuê đất giữa doanh nghiệp và người dân vẫn chưa được thống nhất. Tại cuộc họp bàn về tình hình tích tụ, tập trung ruộng đất cho doanh nghiệp này mới đây, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Diên đề nghị với mô hình thí điểm, đơn giá thuê đất căn cứ theo từng loại đất, đất 2 lúa 1 màu là 150kg thóc/sào/năm, đất chuyên màu 220kg/sào/năm, 5 năm điều chỉnh đơn giá một lần, mỗi lần điều chỉnh không quá 5%; thời hạn thuê đất tối thiểu 25 năm.

Giám đốc Sở NN - PTNT Phạm Văn Dụng cho biết, tới đây, Thái Bình tập trung tăng quy mô đồng ruộng, tạo điều kiện cơ giới hóa, giảm chi phí lao động, bảo đảm sản phẩm đồng đều với chất lượng cao. Trong đó, việc tăng quy mô sản xuất được thực hiện thông qua đột phá thúc đẩy quá trình tích tụ ruộng đất, cho thuê, góp đất sản xuất nông nghiệp, khuyến khích các hộ không sử dụng đất nông nghiệp cho các hộ khác thuê. Bên cạnh đó, có chính sách hỗ trợ để phát triển tổ hợp tác, HTX tập hợp đất của các hộ nông dân thành những cánh đồng lớn, tiến tới hình thành vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh, tập trung. Đồng thời đại diện cho nông dân trong liên kết với doanh nghiệp, cung cấp đầu ra cho nông sản.

Tích tụ ruộng đất ở Thái Bình nói riêng, cả nước nói chung còn đang gặp nhiều khó khăn từ chính sách. Trong đó, quy định hạn mức nhận chuyển quyền đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản đối với hộ gia đình, cá nhân thông qua nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, xử lý nợ chưa khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai để phát triển trang trại sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Việc tiếp cận đất nông nghiệp của doanh nghiệp còn gặp khó khăn do quy hoạch chưa rõ, kế hoạch sử dụng đất ở nhiều nơi chưa phù hợp. Công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn. Rồi bất đồng về giá trong chuyển nhượng đất khiến việc thỏa thuận giữa người dân và doanh nghiệp khó đi đến thống nhất.

Trước những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai tích tụ ruộng đất, đầu tháng 9 vừa qua, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao UBND tỉnh Hà Nam và Thái Bình lập Đề án thí điểm cơ chế tập trung, tích tụ đất đai, phục vụ thu hút đầu tư sản xuất nông nghiệp tập trung trên địa bàn hai tỉnh. Thái Bình đang tích cực xây dựng đề án này trên cơ sở tích tụ ruộng đất bảo đảm lợi ích của Nhà nước cũng như các chủ thể tham gia phát triển nông nghiệp. Tích tụ ruộng đất nhưng không để người dân mất việc làm, nghèo đói.

Theo KHÁNH DUY (daibieunhandan.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập137
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm135
  • Hôm nay45,722
  • Tháng hiện tại954,598
  • Tổng lượt truy cập92,128,327
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây