Học tập đạo đức HCM

Thăng trầm với nghề tằm tơ

Thứ tư - 10/04/2013 20:34
Từ chỉ còn vài chục hộ trồng dâu nuôi tằm, đến nay xã Nam Thắng (Nam Trực, Nam Định) đã có hơn 800 hộ làm nghề.

Đó là kết quả sau 5 năm triển khai Quyết định 1956, với mục tiêu khôi phục lại nghề trồng dâu nuôi tằm của xã.

Theo các cụ cao niên trong xã, nghề trồng dâu nuôi tằm ở Nam Thắng đã có cách đây khoảng 100 năm và thời thịnh vượng nhất vào cuối những năm 1980.

Người dân xóm 4, xã Đại Thắng chăm sóc dâu chuẩn bị cho vụ tằm mới.

Thăng trầm tằm tơ

Khi đó, hầu như cả xã thôn nào cũng làm nghề, tằm được nuôi từ nhà trên xuống bếp, muốn vào nhà phải len qua những giàn nong tằm. Hàng tháng, người dân lại chở kén, tơ lên Nhà máy Dệt Nam Định, hoặc chở sang huyện Vũ Thư (Thái Bình) bán. Cuối những năm 1990, do những biến cố của nền kinh tế, nghề nuôi tằm ở đây cũng dần mai một. Đầu năm 2000, hầu như ở Nam Thắng chỉ còn vài chục hộ làm nghề, với quy mô nhỏ lẻ. Khi thị trường tơ tằm, thứ sợi được tôn vinh là "nữ hoàng" của ngành dệt may sôi động trở lại, nhiều hộ đã quay lại với nghề.

Hồi nhớ lại thời "hoàng kim", bà Phùng Thị Hân, xóm 6 tiếc nuối: "Hồi đó gia đình tôi có tháng thu vài tạ kén, dâu trồng vài mẫu. Bán kén, giá như bây giờ thì lời to".

Ông Đỗ Văn Lạc - Phó Chủ tịch UBND xã Nam Thắng cho biết, trước đây hầu hết người dân làm nghề theo truyền tay, nên từ việc trồng dâu, cho đến việc lấy kén, xe tơ hoàn toàn thủ công. "Nghề trồng dâu nuôi tằm dễ học, đầu tư ít, tận dụng được nhiều nguồn lao động (nghèo, già, trẻ em), lại cho thu nhập gấp 2 - 3 lần trồng lúa, được sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc thực hiện Quyết định 1956, xã đã mở nhiều lớp dạy nghề nhằm khôi phục lại nghề truyền thống" - ông Lạc cho hay.

1 vốn 4 lời

Đây được xem là nghề "1 vốn 4 lời", bởi chỉ cần 3 - 4 sào đất, đầu tư khoảng 500.000 - 700.000 đồng mua hom giống dâu và khoảng gần 120.000 mua trứng tằm, cho khoảng 20 nong tằm là có thể phát triển được nghề. Dâu trồng 3 - 4 tháng bắt đầu cho lá và hơn 10 năm mới phải trồng lại.

“Hiện Nam Thắng có khoảng 800 hộ trồng dâu nuôi tằm, với hơn 100ha dâu, mỗi người thu nhập 2,5-3 triệu đồng/tháng” .
Anh Lâm Văn Trường, xóm 3, nuôi mỗi lứa 15-20 nong tằm cho biết: "Tằm dễ nuôi, nhanh có lợi (25 - 30 ngày/lứa, 1 năm có thể nuôi 8 lứa). Hiện giá kén khoảng 120.000 - 130.000 đồng/kg, nếu trồng 1 sào dâu lãi khoảng 10 - 12 triệu đồng/năm".

Cũng theo anh Trường, trước đây do chưa biết cách chăm sóc để tăng năng suất lá dâu, 1 sào dâu chỉ thu khoảng 5-6 triệu đồng/năm. "Muốn nuôi nhiều tằm phải có lá, năm 2010 xã mở lớp dạy nghề trồng dâu nuôi tằm.

Tại khóa học, các kỹ sư nông nghiệp đã dạy chúng tôi cách trồng, chăm sóc, bón thúc để dâu cho nhiều lá, Cách ấp trứng tằm sao cho tỷ lệ nở cao, đặc biệt là cách làm giàn, chăm sóc để tằm không bị bệnh, nhất là giai đoạn làm tổ vào kén, thời điểm này rất dễ mắc bệnh, nên phải giữ môi trường sạch, mát, kiêng kỵ nhất là thuốc xịt muỗi, kiến… Nhờ hiểu tằm nên gia đình tôi năng suất kén liên tục tăng" - anh Trường phấn khởi cho biết.

Theo tính toán của anh Chu Văn Thuần, xóm 9, bỏ ra 1 triệu đồng vốn, công nuôi tằm, thì thu về 4 triệu đồng. Tuy nhiên, việc nuôi được nhiều hay ít còn phụ thuộc vào diện tích trồng dâu, diện tích nhà giàn đặt nong tằm. "Trung bình 1 hộp trứng, giá 120.000 đồng, sẽ nở được 20 nong, sau 25- 30 ngày cho thu hơn 30kg kén, thu gần 40 triệu đồng, trừ chi phí lãi gần 30 triệu đồng/lứa".

Theo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập298
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại197,920
  • Tổng lượt truy cập92,575,584
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây