Học tập đạo đức HCM

Thất bại vẫn không bỏ cuộcThất bại vẫn không bỏ cuộc

Thứ hai - 03/03/2014 22:44
Với mô hình nuôi lợn, trồng thanh long, từ một hộ nghèo, đến nay gia đình chị Trần Thị Điều (dân tộc Cao Lan) ở thôn Gò Danh, xã Lưỡng Vượng, TP.Tuyên Quang đã có của ăn của để.

 

“Gia đình tôi từng nhiều năm phải chạy ăn từng bữa, cái đói, cái nghèo cứ bám riết”- chị Điều tâm sự khi đưa chúng tôi đi thăm vườn thanh long của gia đình mình.
Thôn Gò Gianh, xã Lưỡng Vượng, thành phố Tuyên Quang
Thôn Gò Gianh, xã Lưỡng Vượng, Tuyên Quang (Ảnh chỉ mang tính minh hoạ - Nguồn: TTV)

Quyết tâm xóa nghèo, chị Điều cùng với chồng con cần mẫn lao động trên 8 sào ruộng, đồng thời học hỏi nhiều cách làm ăn mới để thêm thu nhập cho gia đình. Năm 1994, gia đình chị bắt đầu chăn nuôi lợn.

Ban đầu, chị chỉ nuôi vài ba con để tận dụng cám và rau củ trồng trong vườn. Chăn nuôi hiệu quả, sau 3 năm, đàn lợn trong chuồng của gia đình chị tăng lên 5, rồi 10 con... Gia đình chị đã có đồng ra đồng vào. Song, năm 1999 dịch bệnh bùng phát, đàn lợn của gia đình chị Điều gần như mất trắng.

“Lúc đó, tôi nghĩ mà tiếc của, phải mất mấy tuần tinh thần tôi mới yên ổn trở lại. Tôi trăn trở, nếu không chăn nuôi tiếp thì mình cũng không biết làm gì, huống gì cũng từ chăn nuôi mà gia đình tôi mới thoát nghèo...” - chị Điều bộc bạch.

Vậy là, với chút vốn còn lại, cộng với vay mượn anh em, bạn bè, chị Điều mua lại giống, tái đàn chăn nuôi trở lại. Từ đó đến nay, có thời điểm đàn lợn của gia đình chị phát triển lên tới 30 con. Chị chủ yếu chăn nuôi lợn thịt và lợn nái để cung cấp con giống cho gia đình. Mỗi năm chị xuất bán 3 lứa, tổng trọng lượng hơn 2,5 tấn. Nhờ đó, gia đình chị Điều có thu nhập 40-50 triệu đồng/năm.

Cùng với chăn nuôi, cuối năm 2012 chị Điều còn tận dụng hơn 1.000m2 diện tích đất vườn của gia đình để trồng thanh long ruột đỏ. Qua một năm, 70 gốc thanh long bắt đầu bói quả và cho thu nhập bước đầu. Chị Điều dự tính, nếu năm nay thời tiết thuận lợi, chị sẽ có khoản thu 20- 30 triệu đồng từ thanh long.

Ngoài ra, bên cạnh trồng 2 vụ lúa, chị còn tận dụng đất trồng dưa chuột, rau, củ các loại, mỗi năm cũng có thêm khoản thu 7 triệu đồng. Chị Điều tiết lộ, tổng thu nhập từ chăn nuôi, trồng trọt, trung bình mỗi năm gia đình chị thu về hơn 60 triệu đồng.
Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập267
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm264
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại192,281
  • Tổng lượt truy cập90,255,674
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây