Học tập đạo đức HCM

Thêm 4 giống khoai lang triển vọng cho miền Trung

Thứ tư - 28/01/2015 20:55
Cả 4 giống TKB1, TKB2, TKB3, TKB4 do Viện KHKT Nông nghiệp Bắc Trung bộ (Viện Khoa học Nông nghiệp VN) nghiên cứu, tuyển chọn đều có ưu điểm vượt trội so với các giống cũ.

                                                                 Kiểm tra mô hình trồng thử nghiệm giống khoai lang mới

 

 

Mục tiêu của việc chọn tạo giống khoai lang mới để tìm được giống có năng suất, chất lượng cao phục vụ SX tại các tỉnh Bắc Trung bộ, góp phần tăng cao thu nhập của nông dân.

Giống KTB1 do Viện KHKT Nông nghiệp Bắc Trung bộ và Trung tâm Tài nguyên thực vật (Viện Khoa học Nông nghiệp VN) chọn tạo từ các cá thể phân ly của giống khoai lang nhập nội của Nhật Bản.

TKB1 có thời gian sinh trưởng 110 ngày ở vụ đông, 120 ngày ở vụ xuân; cây sinh trưởng khỏe, chịu rét khá, có dạng hình bò lan, thân màu tím nhạt, lá hình tim nông, lá non có màu xanh hơi tím, lá trưởng thành màu xanh. Củ thuôn dài, vỏ đỏ, ruột vàng đậm đặc trưng, ăn ngon và bở.

Kết quả trồng thử nghiệm của Viện KHKT Nông nghiệp Bắc Trung bộ cũng như thực tế SX của nông dân các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh từ năm 2008 đến nay cho thấy, năng suất TKB1 đạt khá cao: 15 - 20 tấn/ha, cao hơn giống đối chứng Chiêm Dâu 10 - 15%.

Giống TKB2 được Viện KHKT Nông nghiệp Bắc Trung bộ nghiên cứu, tuyển chọn những dòng ưu tú từ tổ hợp lai xác định K51/KB1 của Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây có củ (Viện Khoa học Nông nghiệp VN) trong vụ ĐX 2001-2002.

TKB2 có thời gian sinh trưởng 110 ngày ở vụ đông, 115 ngày ở vụ xuân, cây sinh trưởng khỏe, dạng thân nửa đứng, màu xanh tím, phân cành nhiều, lá hình tim xanh đậm, ngọn tím. Củ hình bầu dục, vỏ màu trắng tím ở hai đầu, ruột trắng. Thân lá mềm, năng suất sinh khối cao trên 44 tấn/ha, thích hợp làm thức ăn chăn nuôi. KTB2 có khả năng chống chịu sâu bệnh khá, chịu rét tốt.

Cũng như KTB1, giống KTB2 cũng được trồng thử nghiệm và trồng trong SX nhiều vụ từ năm 2009 đến nay tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh đều cho năng suất rất cao, từ 22 - 25 tấn/ha, chất lượng tốt, trong đó lượng củ loại 1 đạt trên 70%.

Củ KTB2 ăn ngon, được thương lái tìm mua với giá bình quân 4.000 đồng/kg, cho thu nhập trên 40 triệu đồng/ha/vụ (năm 2010), cao hơn nhiều so với các giống khoai lang đang trồng phổ biến tại địa phương.

Theo khuyến cáo của nhóm đề tài và bà con có nhiều kinh nghiệm SX, cả 2 giống khoai KTB1 và KTB2 đều cho năng suất và chất lượng cao, có khả năng chịu rét tốt nên có thể đưa vào cơ cấu vụ đông để SX hàng hóa trên các dải đất cát ven biển tại các tỉnh Bắc Trung bộ sau lũ lụt.

Muốn đạt được năng suất cao, chất lượng tốt nên trồng từ 15/1 - 15/2 (vụ xuân), từ 10/9 - 10/10 (vụ thu đông), trồng bằng dây giống bánh tẻ sạch bệnh, mật độ 4 - 5 dây/m đặt dọc theo luống, bón phân đầy đủ (500 - 700 kg phân chuồng + 12 kg supe lân + 9 kg đạm ure + 10 kg kali clorua cho 1 sào 500 m2).

Giống TKB3 và KTB3 được lai tạo theo phương pháp lai tự nhiên (đa giao) từ giống khoai lang Chiêm Dâu (2008). Sau quá trình khảo nghiệm tại một số vùng sinh thái các tỉnh Bắc Trung bộ (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình), Viện KHKT Nông nghiệp Bắc Trung bộ tuyển chọn những dòng ưu tú và đặt tên mới là TKB3 và TKB4.

Kết quả nghiên cứu khảo nghiệm từ các mô hình cho thấy, hai giống khoai lang KTB3 và KTB4 đều cho năng suất cao (KTB3 đạt từ 18 - 20 tấn/ha, KTB4 đạt 22 - 24 tấn/ha), chất lượng tốt (KTB3 đạt 35,68% chất khô, 77,32% tinh bột, 10,57% đường tổng số và KTB4 đạt 30,45% chất khô, 69,34% tinh bột, 9,73% đường tổng số).

Cây sinh trưởng phát triển mạnh, rất phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng Bắc Trung bộ.

KTB3 là giống cho năng suất trên 20 tấn, củ thuôn đẹp, vỏ và ruột màu trắng, thích hợp cho SX phục vụ nhu cầu ăn tươi và chế biến. Còn KTB4 là giống cho năng suất trên 25 tấn, thích ứng rộng, dễ trồng, rất thích hợp cho SX để phục vụ chăn nuôi và chế biến công nghiệp.

NGUYÊN KHÊ

Theo NNVN


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập415
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm407
  • Hôm nay29,814
  • Tháng hiện tại156,376
  • Tổng lượt truy cập85,063,412
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây