Học tập đạo đức HCM

Thêm một giống lúa mới cho miền Trung

Thứ hai - 23/04/2012 03:21
Vừa qua, Cục Trồng trọt đã chính thức công nhận giống lúa Q. Nam 1, mở ra cơ hội cho nông dân dải đất miền Trung có thêm một giống lúa mới đưa ra đồng ruộng SX. Đáng tự hào ở chỗ, giống lúa này do chính những người con của xứ Quảng chọn tạo.
Với mong mỏi đi tìm một giống lúa thuần cho riêng miền Trung- Tây Nguyên, vụ ĐX năm 2003- 2004, Chi cục BVTV tỉnh Quảng Nam bắt tay cho lai 2 giống lúa Khang dân 18 (vật liệu làm mẹ) với giống lúa VĐ 20 (vật liệu làm bố). Dân làm giống chắc không lạ gì giống lúa KD18 nhập nội từ Trung Quốc từ năm 1996, nổi tiếng “nồi đồng cối đá”, tức là gieo cấy đâu cũng thích nghi được.
Đây là một tiền đề để giống Q. Nam 1 sau này có thể miễn nhiếm với những bất lợi của thổ nhưỡng, khí hậu khắc nghiệt miền Trung. VĐ20 là giống thuần nhập nội từ Đài Loan được GS. TS Nguyễn Văn Luật và các cộng sự của Viện lúa Ô Môn chọn ra vốn được gieo trồng phổ biến ở ĐBSCL, sau lan ra các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ. Với lý lịch bố mẹ “sáng sủa” như vậy, Chi cục BVTV Quảng Nam đã đặt nhiều kỳ vọng vào đứa con mà họ chờ ngày khai hoa nở nhụy sẽ thừa hưởng được những phẩm chất tốt nhất của giống bố mẹ. 

 
Nhờ cú hích của Chương trình Ứng dụng và bảo tồn đa dạng sinh học châu Á (BUCAP) triển khai tại huyện Điện Bàn, các cán bộ kỹ thuật của Chi cục BVTV Quảng Nam đã kết hợp với nông dân tham gia CLB BUCAP xã Điện Thọ (Điện Bàn) trải qua 6 vụ lai tạo, tuyển chọn, đánh giá đến vụ thứ 7 đã cho ra đời giống lúa thuần Q. Nam 1. Qua khảo nghiệm DUS đã cho thấy Q. Nam 1 có sự khác biệt rõ ràng với các giống lúa đối chứng thể hiện ở nhiều tính trạng, giống cũng có tính đồng nhất và ổn định cao. Chi cục BVTV gửi Q. Nam 1 đi khảo nghiệm cơ bản tại hàng loạt tỉnh Nam Trung bộ trên nhiều nền thời vụ đông xuân, hè thu đều thu nhận được những tín hiệu khả quan về năng suất, chất lượng của giống lúa này. 
Cụ thể năm 2010 khảo nghiệm SX tại Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Gia Lai cho thấy năng suất giống Q. Nam 1 từ 67- 75 tạ/ha, còn vụ hè thu từ 68- 74 tạ/ha, vượt giống đối chứng có điểm tới trên 20% là KD18- quả là con có hơn cha. Với những ưu điểm đó, ngày cuối tháng 12/2010, Cục Trồng trọt đã quyết định cho SX thử giống Q. Nam 1.
Sang năm 2011 không chỉ có mặt ở các tỉnh trên, Q. Nam 1 còn leo lên cả cao nguyên Đăk Lăk đã đạt năng suất 67,7- 68 tạ/ha, thậm chí tại huyện Sơnn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi giống này còn cán đích 70,2 tạ/ha. Điều này cho thấy được thử lửa qua hàng loạt tỉnh miền Trung- Tây Nguyên vốn có khí hậu, thổ nhưỡng đa dạng, không ít nơi khá khắc nghiệt nhưng giống Q. Nam 1 vẫn khẳng định được tư chất của một giống lúa dự báo có nhiều tiển vọng. Về chất lượng, hạt gạo Q. Nam 1 dạng bầu, ít bạc phấn, có tỷ lệ gạo xay, gạo xát trắng khá cao. Khi nấu cơm hơi thơm, độ mềm trung bình, ít dính, màu trắng ngà, hạt cơm bóng… ngon cơm hơn KD18. 

 
Về dạng hình, cây lúa Q. Nam 1 có chiều cao cây trung bình , dạng hình đẹp, cứng cây chống đổ tốt, bồng dài nhiều hạt khoe bông, dễ thâm canh, chống chịu sâu bệnh trung bình đặc biệt với bệnh đọa ôn và khô vằn. Giống thuộc nhóm trung ngày, vụ ĐX 105- 110 ngày, vụ HT 95- 100 ngày.
Tuy chưa phải là giống lúa hàng đầu cho khu vực miền Trung nhưng rõ ràng với những thành tích mà giống Q. Nam 1 ghi nhận được khi nó có mặt ở hàng loạt tỉnh, thành đã cho thấy đây là một giống lúa có thể kế thừa được những phẩm chất của truyền thống từ giống mẹ KD18- một giống lúa thuần có thời gian tồn tại trên 20 năm, với diện tích có thể nói vào loại lớn nhất nước cho đến thời điểm này mà nhiều giống lúa khác muốn hất đổ vị trí quán quân của kD18 nhưng chưa dễ giành được. Q. Nam 1 cố độ bền cao của một vận động viên điền kinh, điều cho phép giống có thể hiện diện tại nhiều vùng đất. Đây cũng chính là điều mà Cty CP Giống Nông lâm nghiệp Quảng Nam khi đặt bút ký mua bản quyền giống Q. Nam 1 của Chi cục BVTV Quảng Nam đặt kỳ vọng. 
Một giống lúa do người Quảng Nam chọn tạo, được Cty giống của Quảng Nam cung ứng quả là niềm tự hào cho ngành nông nghiệp xứ Quảng. Lâu nay dải đất Duyên hải Nma Trung bộ- chỉ tính riêng từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa và 5 tỉnh Tây Nguyên với diện tích lúa 600.000ha, sản lượng lương thực 3 triệu tấn/năm nhưng ngoại trừ các giống lúa dòng ML (Ma Lâm) có giấy khai sinh tại chỗ, còn phần lớn các giống lúa đều từ phía Bắc chuyển vào. Nhìn nhận như thế để thấy những người chọn tạo ra giống Q. Nam 1 ít nhiều có quyền tự hào.

 
Theo NNVN
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập528
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại745,417
  • Tổng lượt truy cập93,123,081
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây