Học tập đạo đức HCM

Thoát nghèo nhờ miến làng Xăm

Thứ năm - 06/03/2014 23:10
Từ một thôn nghèo, nhờ phát triển nghề làm miến dong mà nhiều hộ dân ở làng Xăm, xã Cẩm Bình (Cẩm Thủy, Thanh Hóa) đã thoát nghèo, làm giàu.

 

Theo ông Đặng Ngọc Đỉnh – Trưởng thôn Xăm, toàn thôn có 170 hộ, 740 nhân khẩu với 3 dân tộc Kinh, Mường, Dao sinh sống. Theo ông Đỉnh, nghề làm miến dong đã có cách đây hàng chục năm, khi đó người dân làm thủ công 100%. Có nghĩa là từ khâu nghiền dong, quấy, lắng bột, rồi đến tráng, thái miến đều làm bằng tay hết.

“Khoảng năm 80 của thế kỷ trước, cuộc sống khó khăn nên người dân thường trồng dong bán củ tươi cho thương lái miền xuôi, phần lấy luộc ăn thay cơm. Bán, ăn không hết họ nghĩ ra cách nghiền lấy bột làm bánh, miến. Lúc đầu chỉ có vài hộ, nay cả thôn có khoảng 120 hộ làm nghề, tạo việc làm cho hàng trăm lao động” – ông Đỉnh cho hay.

Song nghề làm miến ở làng Xăm rộ nhất trong 3 tháng cuối năm để bán cho người dân ăn tết. Trung bình 3 tháng, mỗi hộ làm khoảng 15 – 30 tấn bột (1kg bột tương đương 0,6kg miến), trừ chi phí lãi 30 – 60 triệu đồng/hộ. Anh Nguyễn Xuân Thủy cho biết, 3 năm trước có một doanh nghiệp đầu tư máy móc hàng trăm triệu đồng để làm miến, nhưng chỉ hoạt động được gần năm thì phải đóng cửa, bởi miến chất lượng kém, ăn bở…

Dứt lời, anh cầm sợi miến lên kéo, tự tin nói: “Ngày trước chưa có máy, chúng tôi phải ngồi mài từng củ dong, cả ngày khỏe cũng chỉ mài được 20kg dong, nay đã có máy nghiền làm, nhưng khâu lắng bột, tráng thì vẫn phải làm thủ công. Cái hay của lắng, tráng thủ công là sợi miến chín đều, ăn dai và sạch tạp chất, vì thế miến dong vẫn trụ hạng được đến bây giờ”.

Ông Phạm Minh Tuấn – Chủ tịch UBND xã Cẩm Bình cho hay: “Miến dong làng Xăm được người dân “xách tay” theo khi đi làm ăn ở khắp các tỉnh, ra cả nước ngoài. Nhiều người ăn thấy ngon họ nhờ mua mấy cân về ăn, làm quà… Cứ thế thương hiệu miến dong làng Xăm đã được người tiêu dùng cả nước biết đến”.

Theo ông Tuấn, trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt, miến dong làng Xăm vẫn sống khỏe là nhờ thương hiệu… miến “sạch”. Miến sạch bởi được làm hoàn toàn bằng bột củ dong riềng, hơn nữa việc lọc bột được lọc qua nhiều bể, nhiều lần và hoàn toàn không dùng hóa chất.

Anh Nguyễn Văn Sơn- một trong những người khấm khá nhờ nghề làm miến dong cho biết, trong 3 tháng gia đình anh làm được khoảng 20 tấn bột (bột lấy chủ yếu ở Sơn La) tương đương 12 tấn miến, trừ chi phí lãi 60 triệu đồng. Anh Hoàng Đình Chiến cũng làm khoảng 20 tấn bột, vào dịp tết anh phải thuê 3 - 5 lao động, với lương 2,5 – 3 triệu đồng/người/tháng.

Cầm bó miến khô coong, trắng ngần chuẩn bị cân cho khách, anh Chiến cho hay: “So với năm ngoái, giá miến giảm 2.000 đồng/kg, nhưng giá bột cũng giảm 2.000 – 3.000 đồng/kg nên tính ra người làm miến vẫn lãi 3.000 – 4.000 đồng/kg bột. Như gia đình nhà tôi miến làm ra đến đâu khách cân hết đến đó, chỉ sợ không có sức làm thôi!”.
Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập83
  • Hôm nay15,032
  • Tháng hiện tại680,298
  • Tổng lượt truy cập85,587,334
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây