Học tập đạo đức HCM

Thông tin sản xuất tiêu thụ gạo một số nước đầu tháng 6/2014

Thứ tư - 25/06/2014 20:54
Giá gạo trên thế giới giao vào cuối tháng 5 đạt 460 USD/tấn, tăng 10 USD/tấn so với tháng 4 và giảm 26 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2013.

1. Thái Lan

Gạo Thái 5% tấm giao vào cuối tháng 5 đạt 380 USD/tấn, tăng 1% so với tháng 4 và giảm  26% so với cùng kỳ năm 2013.

Bộ Tài chính của Chính phủ quân đội lâm thời vay Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã (Bank for Agriculture and Agricultural Cooperatives BAAC) số tiền 92,4 tỷ baht (tương đương 2,8 tỷ USD) để trả cho 858.000 nông dân trồng lúa. Bộ Tài chính Thái Lan ước tính thiệt hại của chương trình lúa giá cao hỗ trợ nông dân lên đến 500 tỷ baht (tương đương 15 tỷ USD). Nông dân đề nghị chính phủ lâm thời có chính sách mua lúa nông dân với giá 10,000 baht/tấn (tương đương 303USD/tấns) trong vụ tới. .

Thái Lan có kế hoạch nhắm tới 1 triệu tấn gạo nhập khẩu của Malaysia năm 2014. Thái Lan còn hy vọng dành lại thị phần gạo thơm Jasmine đã bị mất về tay Việt Nam trong vài năm gần đây. Thái Lan chỉ chiếm có 46% thị phần gạo thơm ở Hong Kong  năm 2013 so với 86% năm 2008, Trong khi gạo thơm Việt Nam chiếm 41% năm 2013 so với năm 2008 không có gì.

Vụ mùa lúa thứ 2 (tháng 1-7) ở Thái Lan gần thu hoạch, bị ảnh hưởng hạn hán nặng. Thái Lan đã xuất khẩu được 2,9 triệu tấn gạo trong 4 tháng đầu năm 2014, tăng khoảng 45% so với 1,985 triệu tấn so với cùng kỳ năm 2013. Hiệp hội Xuất khẩu gạo Thái dự kiến sẽ xuất 9 triệu tấn gạo năm 2014, so với ước tính ban đầu là 7,5 triệu tấn. Tổ chức Lương nông Quốc tế FAO cũng đưa ra dự báo tương tự do Thái đã kết thúc chương trình mua lúa giá cao hỗ trợ nông dân. FAO cũng dự báo sản lượng gạo năm 2014 của Thái đạt 24,75 triệu tấn, giảm 2% so với 25.2 triệu tấn năm 2013.

Thái Lan đã xuất khẩu được 2,9 triệu tấn gạo trong 4 tháng đầu năm 2014, tăng 45% so với 1.985.000 tấn xuất khẩu cùng kỳ năm 2013. Giá trị được khoảng 1,5 tỷ USD, tăng 10% so với 1,4 tỷ USD cùng kỳ năm 2013.

2. Ấn Độ

Gạo Ấn Độ 5% tấm giao vào cuối tháng 5 với giá 430 USD/tấn, tăng khoảng 2% so với tháng 4, và giảm  3% so với cùng kỳ năm 2013.  Giá bán sỉ gạo ở Ấn Độ trong tháng 5/ 2014giảm còn 487 USD/tấn (tương đương 10.317 đồng/kg), giảm so với 4% so với 492 USD/tấn (tương đương 10.423 đồng/kg) tháng 4/2014, và tăng khoảng 7% so với 481 USD/tấn (tương đương 10.190 đồng/kg) tháng 5/2013.

Sản lượng gạo Ấn Độ hy vọng đạt 106,23 triệu tấn gạo niên vụ 2013-14 (tháng 10/2013 - 9/2014), tăng khoảng 1% so với 105,24 triệu tấn produced niên vụ 2012-13. Nhưng Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo chỉ đạt 105 triệu tấn gạo niên vụ 2013-14 giảm  1.3 triệu tấn so với dự báo của chính phủ Ấn Độ. Từ 10/2013 đến 5/5/2014, Ấn Độ đã thu mua được 26,707 triệu tấn gạo so với kế hoạch bắt đầu 34,3 triệu tấn.

Đến 1/5/2014, Ấn Độ đã dự  trữ được 28,41 triệu tấn (kể cả 12,302 triệu tấn lúa được qui ra gạo), giảm so với 18% so với 34,73 triệu tấn cùng kỳ năm 2013.

3. Việt Nam

Gạo Việt Nam 5% tấm giao vào cuối tháng 5 với giá 405 USD/tấn, tăng khoảng 4% so với tháng 4 và tăng 8% so với cùng kỳ năm 2013.

Trung Quốc nổi lên lúa nước nhập khẩu gạo của Việt Nam lớn nhất trong 4 tháng đầu năm 2014.  Trung Quốc mua của Việt Nam 913.957 tấn gạo hay 42% trong tổng lượng gạo 2,1 triệu tấn Việt Nam xuất trong 4 tháng đầu năm 2014. Lượng gạo này tăng 2.4% so với 892.536 xuất cùng kỳ năm 2013. Hiện tại, xuất khẩu này giảm do có tranh chấp ở biển đông. Các chuyên gia kinh tế cho rằng Trung Quốc sẽ phải phụ thuộc vào gạo Việt Nam bởi vì gạo Thái đắt, mua gạo của Việt Nam thủ tục dễ dàng. Xuất khẩu theo đường tiểu ngạch qua biên giới đang gia tăng và Bộ Công thương  Việt Nam đang khuyến khích xuất khẩu thông qua các kênh chính thức với Trung Quốc.

Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 2,4 triệu tấn gạo từ tháng 1- 5/2014, giảm khoảng 10% so với 2,65 triệu tấn xuất khẩu trong cùng thời kỳ năm 2013. Trung tâm Thông tin Thương mại (VITIC) thuộc Bộ Công Thương cho rằng nhu cầu từ các thị trường truyền thống của Việt Nam như Malaysia, Bờ Biển Ngà và Singapore giảm. Việt Nam đã hạ chỉ tiêu kế hoạch xuất khẩu gạo năm 2014 xuống còn 6,2 triệu tấn so với kế hoạch ban đầu 6,5-7,0 triệu tấn do cạnh tranh với Thái Lan và Ấn Độ.

Việt Nam đang đối mặt với rắc rối nội bộ do hầu hết các doanh nghiệp không muốn tham gia xuất khẩu gạo sang Philippines vì sợ thua lỗ. Việt Nam đã trúng thầu cung cấp 800.000 tấn gạo cho Philippines từ giữa tháng Năm đến tháng 8/2014, với giá xuất 437 USD/tấn (tương đương 9.258 đồng/kg). Tuy nhiên, các doanh nghiệp chính thức từ chối vì cho rằng giá quá thấp so với giá gạo trong nước. Việt Nam đang có kế hoạch đàm phán nhằm điều chỉnh thời gian giao hàng với Philippines. Chính phủ Việt Nam cũng dự kiến bải bỏ qui định giá sàn xuất khẩu gạo để cho phép các nhà xuất khẩu chủ động định giá xuất

Theo tổ chức Lương nông Quốc tế FAO, sản lượng lúa Việt Nam dự kiến đạt 44,2 triệu tấn (tương đương 27,6 triệu tấn gạo) năm 2014 tăng so với 44 triệu tấn lúa (tương đương 27,5 triệu tấn gạo) năm 2013. Bộ Nông nghiệp và PTNT Việt Nam có kế hoạch chuyển 112.000 ha lúa của đồng bằng sông Cửu Long sang bắp và đậu nành vào 2015 nhằm giảm áp lực xuất gạo.

4. Pakistan 

Gạo Pakistan 5% tấm giao vào cuối tháng 5 với giá 460 USD/tấn, tăng khoảng 10% so với tháng 4 and tăng khoảng 5% so với cùng kỳ năm 2013.

Pakistan đã xuất được 2,66 triệu tấn gạo từ 7/2013 – 4/2014, giảm so với 5% so với 2.74 triệu tấn cùng kỳ năm trước.

5. Campuchia 

Gạo Campuchia 5% tấm giao vào cuối tháng 5 với giá 440 USD/tấn không đổi so với tháng 4. Campuchia xuất được 148.262 tấn gạo trong 5 tháng đầu năm 2014, tăng khoảng 1% so với 146.854 tấn gạo cùng kỳ năm 2013. Tổ chức Lương nông Quốc tế FAO dự báo Campuchia sẽ xuất được 1,2 triệu tấn gạo năm 2014, kể cả lượng gạo và lúa qua biên giới Việt Nam và Thái Lan. Giá gạo bán sỉ ở Campuchia vào tháng 4/2014 giảm còn 1.3 triệu Riel/tấn (tương đương 320 USD/tấn hay 6.780 đồng/kg), giảm 13% so với 1,5 triệu Riel/tấn (tương đương 370 USD/tấn hay 7.838 đồng/kg) vào tháng 3/2014.

Tổ chức Lương nông Quốc tế FAO dự báo sản lượng lúa niên vụ 2014-15 (gồm vụ lúa mùa từ tháng 6/2014 – 2/2015 và vụ lúa cao sản từ 11/2014 – 4/2015) đạt 9,5 triệu tấn, tăng khoảng 1% so với 9.4 triệu tấn niên vụ 2013-14. Nhưng Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng Campuchia niên vụ 2014-15 (1/2015 – 12/2015) đạt 7,66 triệu tấn lúa (tương đương 4,9 triệu tấn gạo), tăng khoảng 4% so với 7,38 triệu tấn produced niên vụ 2013-14.

6. Myanmar

Myanmar đang xây dựng nhiều nhà máy sản xuất gạo đồ mới trên khắp nước nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước tăng nhanh. Những nhà máy mới có công suất  200.000 – 300.000 tấn gạo đồ. Trong khi đó xuất khẩu gạo đồ của Myanmar đạt 300.000 tấn niên vụ 2014-15 (tháng 4/2014 đến tháng 3/2015), tăng 9 lần so với 30.000 tấn niên vụ 2013-14. Mặt khác, chính phủ Myanmar có kế hoạch khuyến khích người dân ăn gạo đồ thay gạo trắng do gạo đồ có nhiều dinh dưỡng và giá rẽ hơn.

7. Trung Quốc

Trung Quốc tăng giá sàn thu mua lúa hạt dài giá 2,700 yuan/tấn (tương đương 438 USD/tấn hay 9.279 đồng/kg), tăng khoảng 2.3% so với 2,640 yuan/tấn (tương đương 420 USD/tấn hay 8898 đồng/kg) năm 2013, nhằm khuyến khích tăng sản lượng lúa do tăng thu nhập.

Trung Quốc phản ứng trước nhận định của Lester Brown, chuyên gia phân tích môi trường Mỹ và sáng lập viên Viện Chính sách Địa cầu (Earth Policy Institute). Ông cho rằng Trung Quốc đang tiến hành gom góp lương thực trên toàn cầu, “thế giới đang nuôi Trung Quốc". Trung Quốc đã tiến hành thu gom lương thực trên toàn thế giới chẳng những để nuôi sống 1,6 tỷ dân mà còn 660 triệu đầu heo, 6 tỷ gà, động thái này làm lương thực thế giới đang chuyển từ phong phú sang khan hiếm. Kết quả: tăng giá lương thực trên toàn thế giới.

Theo tổ chức Lương nông Quốc tế FAO, năm 2013 Trung Quốc nhập khẩu 3,1 triệu tấn gạo, 57,3 triệu tấn bắp, 73,8 triệu tấn đậu nành (tổng số đậu nành giao dịch thế giới 128,4 triệu tấn). Nhưng Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã phản bác trở lại lập luận của Brown, đặc biệt là tuyên bố của ông rằng " động thái nhập khẩu gần đây của Trung Quốc minh họa chính sách toàn cầu mới, tạo khan hiếm thực phẩm đe dọa cả thế giới”.

Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cho rằng sản xuất lương thực trong nước đáp ứng 97 % nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc, không phải nhập khẩu. Tăng nhập khẩu lương thực của Trung Quốc không phải do thiếu hụt mà do giá lương thực thế giới đang rẻ hơn so với giá trong nước. Trung Quốc công bố số liệu lương thực nhập khẩu chỉ chiếm 2,6 % lương thực sản xuất được trong nước vào năm 2013, và chỉ chiếm 4 % sản lượng lương thực toàn cầu.  Ảnh hưởng của Trung Quốc trên thị trường toàn cầu có mặt tích cực. Nó làm giá sàn  của gạo trên thế giới tăng khi giá này rẽ hơn giá gạo của Trung Quốc. Hoặc Trung Quốc cũng có thể hạ mức giá trần gạo trên thế giới bằng cách hạn chế nhập khẩu gạo khi nó tăng giá hơn so với giá gạo trong nước của Trung Quốc.

8. Philippines

Theo Viện Nghiên cứu lúa Philippines (Philippines Rice Research Institute (PhilRice) cho rằng tốc độ tăng trưởng của nhà máy xay xát lúa của Philippines đã qua mặt các nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới như Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam. Theo PhiRice, tốc độ tăng trưởng sản xuất nhà máy xay xát lúa ở Philippines (khoảng 8.7% trong 2 năm qua) cao nhất châu Á. Tuy nhiên, nhập khẩu gạo của Philippines dự báo tăng lên 2 triệu tấn niên vụ 2013-14, tăng đến 33% so với cùng kỳ năm trước do tốc độ tăng trưởng của sản xuất không đuổi kịp nhu cầu tiêu thụ.

Tổng lượng gạo dự  trữ của Philippines đến 1/4/2014 đạt 2.18 triệu tấn, giảm 6% so với 2.32 triệu tấn cùng kỳ năm trước và tăng 22% so với tháng 3/2014.

 

Nguyễn Phước Tuyên

Sở Nông nghiệp & PTNT Đồng Tháp
Nguồn: bannhanong.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập82
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm80
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại200,085
  • Tổng lượt truy cập92,577,749
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây