Học tập đạo đức HCM

Thức ăn cho cá trê

Thứ ba - 16/07/2013 03:27
Cá trê dễ nuôi, sinh trưởng nhanh, là loài ăn tạp, có thể tận dụng được nhiều loại thức ăn sẵn có.

Đặc điểm sinh trưởng

Các loài cá trê đều có tính chịu đựng cao với môi trường khắc nghiệt như ao tù, mương rãnh, nơi có hàm lượng oxygen thấp vì cơ thể chúng có cơ quan hô hấp phụ gọi là “hoa khế” giúp cá hô hấp được nhờ khí trời.

Mùa sinh sản của cá trê bắt đầu vào mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, tập trung chủ yếu vào tháng 5 - 7. Trong điều kiện nuôi cá có thể sinh sản nhiều lần trong năm (4 - 6 lần). Nhiệt độ đảm bảo để cá sinh sản từ 25 - 320C. Sau khi cá sinh sản xong, có thể nuôi vỗ tái phát dục, khoảng 30 ngày cá có thể sinh sản trở lại.

 

Ảnh: CTV

Đặc tính ăn và cách cho ăn

Thức ăn: Cá trê ăn tạp, thức ăn chủ yếu là động vật. Trong tự nhiên, cá trê ăn côn trùng, giun, ốc, tôm, cua, cá... Ngoài ra, trong điều kiện ao nuôi còn có thể cho cá ăn các phụ phế phẩm nông nghiệp như cám, tấm, rau... và các phụ phẩm từ trại chăn nuôi, chất thải từ lò mổ, cá tạp tươi... Người nuôi nên tận dụng thức ăn sẵn có tại địa phương để giảm giá đầu vào. Bên cạnh đó, có thể nuôi cá trê bằng thức ăn công nghiệp theo từng giai đoạn sinh trưởng để đảm bảo đủ lượng đạm cần thiết cho cá phát triển. Lượng thức ăn hằng ngày dao động từ 3 - 12% trọng lượng cơ thể cá, hàm lượng đạm cần thiết ở tháng thứ 1 là 28 - 30%, tháng thứ 2 là 24 -  26% và tháng thứ 3 là 18 - 20%.

Trong quá trình nuôi, định kỳ bổ sung Vitamin C và chất khoáng để tăng cường sức đề kháng cũng như giúp cá tăng trưởng tốt hơn.

Cách cho ăn: Cá trê rất háu ăn và thời gian tiêu hóa rất nhanh, vì thế cần cho cá ăn nhiều lần trong ngày. Tập tính của cá trê là ăn theo đàn, nên người nuôi cần cho ăn vào một số giờ nhất định hằng ngày để cá ăn đồng loạt, nhằm đạt độ đồng đều về trọng lượng. Mỗi ngày cho cá ăn 2 - 4 lần. Nên dùng sàng và lập nhiều điểm cho ăn trong ao để cá phát triển đều hơn.

>> Cá trê tuy ăn tạp, nhưng ở sạch nên nguồn nước nuôi luôn phải đảm bảo. Nếu nguồn nước bị nhiểm bẩn, cá sẽ chậm lớn và dễ phát sinh bệnh. Do vậy, người nuôi cần tránh để thức ăn dư thừa làm bẩn nước.

Huyền Linh
Nguồn: thuysanvietnam.com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập319
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm316
  • Hôm nay26,098
  • Tháng hiện tại204,665
  • Tổng lượt truy cập90,268,058
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây