Học tập đạo đức HCM

Thương hiệu cho nông sản

Thứ ba - 05/01/2016 22:48
Nông sản, trái cây Đồng Nai được đánh giá cao về chất lượng, hương vị. Một số sản phẩm đã xuất khẩu tốt vào các thị trường khó tính, như: sầu riêng Dona vào thị trường Mỹ, xoài Suối Lớn, chocolate Trọng Đức vào thị trường Nhật Bản…

Tỉnh đã bắt đầu hình thành được những vùng chuyên canh cho những cây chủ lực, như: tiêu, xoài, ca cao, cây ăn trái… đáp ứng yêu cầu về sản lượng. Đến nay, đã có 11 nhãn hàng nông sản được đăng ký bảo hộ, như: bưởi Tân Triều, sầu riêng Long Khánh, tiêu Xuân Lộc...
 

* Đặc sản cũng phải có tên

Gắn với mỗi sản phẩm nông sản Đồng Nai đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý là những câu chuyện dài về nỗ lực xây dựng thương hiệu cho sản phẩm bằng uy tín, chất lượng.

 

 

Bưởi Tân Triều đã được bảo hộ về chỉ dẫn địa lý.
 

Cuối năm 2012, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học - công nghệ) cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho 2 sản phẩm bưởi đường lá cam và bưởi ổi Tân Triều (huyện Vĩnh Cửu). Đây là sản phẩm đầu tiên của Đồng Nai được bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Nhưng từ rất nhiều năm trước, chính những nông dân trồng bưởi xứ này đã góp công gầy dựng thương hiệu để tiếng thơm trái bưởi Tân Triều nức tiếng gần xa.

Cuối năm 2003, ông Nguyễn Thanh Sang, nông dân của làng bưởi Tân Triều đã thành lập DNTN Quê Hương Tân Triều. Ông đã đem trái bưởi Tân Triều tham gia triển lãm, dự festival nhiều nơi để quảng bá thương hiệu. Theo đó, trái bưởi Tân Triều vào được nhiều hệ thống siêu thị lớn. Ông Sang cũng được cho là người đầu tiên đưa trái bưởi Tân Triều xuất ngoại. Lão nông Huỳnh Đức Huệ, “cha đẻ” của món rượu bưởi nổi tiếng xa, gần cũng là người có công đầu trong xây dựng thương hiệu cho bưởi Tân Triều. Khu du lịch sinh thái Làng Bưởi Tân Triều do ông đầu tư không chỉ là điểm đến hấp dẫn của du khách Việt mà nhiều khách Tây, khách Tàu cũng biết tiếng.

Điển hình tiêu biểu cho hợp tác xã (HTX) làm tốt trong việc xây dựng thương hiệu để bán hàng là HTX dịch vụ nông nghiệp Xuân Thanh (TX.Long Khánh). Đây là đơn vị đã đăng ký nhãn hiệu hàng hóa chôm chôm và sầu riêng Long Khánh. Đây cũng là HTX đầu tiên của Đồng Nai ký được hợp đồng cung cấp sầu riêng, chôm chôm vào hệ thống Siêu thị Aeon do Nhật Bản đầu tư. Những nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ về chỉ dẫn địa lý của bưởi Tân Triều, trái cây Long Khánh… đều là tài sản chung của nông dân. Tỉnh cũng đang tiếp tục hỗ trợ cho nhiều đơn vị, địa phương khác tham gia đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ cho các mặt hàng nông sản khác, như: rau Thống Nhất; tiêu, mãng cầu xiêm Cẩm Mỹ; thanh long ruột đỏ Hưng Thịnh (huyện Trảng Bom)... Theo đó, các mô hình sản xuất VietGAP, GlobalGAP ở xứ bưởi Tân Triều, vùng chuyên canh trái cây Long Khánh hay vùng tiêu Cẩm Mỹ... đang được nhân rộng cũng vì mục tiêu xây dựng uy tín cho nông sản Đồng Nai bằng uy tín chất lượng.

* Cần sự kết nối

Theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam đã tham gia vào các tổ chức thương mại toàn cầu, phải tuân thủ những tiêu chuẩn, quy định với tiêu chuẩn ngày càng khắt khe của thị trường thế giới. Lối thoát duy nhất là nông dân phải làm ra sản phẩm an toàn theo quy mô lớn, giá cả cạnh tranh. Với nhu cầu xuất khẩu hàng chục ngàn tấn thì việc một nông dân, một HTX, thậm chí một huyện, một tỉnh phát động phong trào sản xuất sạch theo hướng manh mún, nhỏ lẻ hoàn toàn không đáp ứng được cả về yêu cầu sản lượng và giá cả. Thực tế, trái bưởi Tân Triều, chôm chôm Long Khánh và rất nhiều loại đặc sản trái cây khác của Đồng Nai lỡ nhiều cơ hội vào những thị trường lớn vì chưa đảm bảo về yếu tố sản lượng trái cây đạt chuẩn xuất khẩu. Chính vì vậy, việc bảo hộ địa lý cho mỗi sản phẩm trái cây, nông sản của từng địa phương mới chỉ là những mảnh ghép riêng lẻ và cần sự kết nối để xây dựng được thương hiệu chung cho nông sản Đồng Nai.

 

 

Huyện Cẩm Mỹ xây dựng thương hiệu sản phẩm sạch cho hồ tiêu.
 

Đại diện của Công ty TNHH một thành viên Trang Trại Xanh Quỳnh Như (TP. Biên Hòa), chia sẻ: “Đồng Nai không chỉ có thương hiệu bưởi đường lá cam Tân Triều mà sản phẩm bưởi da xanh ruột hồng cũng có chất lượng rất ngon, đã hình thành những vùng chuyên canh với quy mô lớn”. Cụ thể, tại xã Bàu Hàm (huyện Trảng Bom) có những trang trại bưởi rộng cả chục hécta thu hút rất đông thương lái miền Tây về gom hàng rồi họ dán nhãn trái cây miền Tây để đưa ra thị trường hoặc cung cấp cho đơn hàng xuất khẩu. Nông dân Đồng Nai đang chịu thiệt thòi vì nông sản, trái cây Đồng Nai chưa có một thương hiệu chung được thị trường nhận diện.

Câu chuyện mang tính thời sự nhất hiện nay là việc hợp tác xuất khẩu trái xoài Đồng Nai vào thị trường Nhật Bản. Phía Nhật Bản đã cử chuyên gia của họ về Việt Nam, đến tận nhà vườn để chia sẻ, hướng dẫn kinh nghiệm, quy trình trồng trọt, chăm sóc xoài theo chuẩn xuất khẩu vào thị trường này.

Tại hội thảo giới thiệu đề án xây dựng thương hiệu cho sản phẩm xoài Đồng Nai với sự tham gia của đông đảo nông dân trồng xoài Đồng Nai diễn ra ở huyện Xuân Lộc cách đây 3 tháng, TS. Nishikawa Koya, Chủ tịch Ủy ban Nghiên cứu chiến lược nông lâm ngư nghiệp Nhật Bản, cho biết: “Nhật Bản mở cửa cho trái xoài Đồng Nai là cơ hội lớn để đẩy mạnh xuất khẩu trái xoài và các loại nông sản khác của tỉnh. Trái xoài Đồng Nai nói riêng và nhiều loại trái cây, nông sản khác có những lợi thế về sản lượng lớn, giá rẻ, vị ngon hơn hẳn so với các vùng sản xuất khác nên việc triển khai mở thị trường tại các nước, trong đó có Nhật Bản là khả thi. Nhưng để trái xoài và nông sản Đồng Nai sớm có mặt tại thị trường Nhật Bản, địa phương cần có chiến lược lâu dài xây dựng thương hiệu bằng uy tín, chất lượng”.

Theo TS. Nishikawa Koya, Chủ tịch Ủy ban Nghiên cứu chiến lược nông lâm ngư nghiệp Nhật Bản, để có chỗ đứng trên thị trường thế giới với áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt, Đồng Nai cần quan tâm đầu tư đồng bộ, chuẩn hóa từ khâu sản xuất đến sơ chế, chế biến. Phía Nhật Bản sẵn sàng cử chuyên gia để hướng dẫn nông dân Đồng Nai về quy trình kỹ thuật từ khâu chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hoạch, bảo quản cũng như hướng dẫn, hỗ trợ các thủ tục, phương pháp vận chuyển trong và ngoài nước; nhất là trong công tác quảng bá và giới thiệu, phát triển sản phẩm mới.

Bình Nguyên
Nguồn: Báo Đồng Nai

 Tags: thị trường

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập347
  • Hôm nay32,033
  • Tháng hiện tại210,600
  • Tổng lượt truy cập90,273,993
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây