Học tập đạo đức HCM

Trồng hẹ thu nhập cao

Thứ sáu - 28/03/2014 09:36
Cây hẹ sinh trưởng nhanh, sau 20 ngày gieo trồng là thu hoạch, mỗi năm từ 18 - 20 lần. Trừ chi phí, mỗi hộ thu nhập khoảng 20 triệu đ/sào.
 
Trồng hẹ thu nhập cao
Chị Nguyễn Thị Hải, xóm 6, xã Nam Xuân chăm sóc hẹ

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ tháng 9/2013, xã Nam Xuân (Nam Đàn, Nghệ An) đã triển khai mô hình trồng hẹ 5,1 ha với 120 hộ dân tham gia. Mô hình được SX theo quy trình VietGAP (SX nông nghiệp tốt). 

Theo ông Nguyễn Hữu Thuận, Trưởng ban Nông nghiệp xã Nam Xuân, đất sau khi cày bừa, để ải, đập nhỏ rồi lên luống, cây cách cây 10 - 15 cm, hàng cách hàng 20 - 25 cm, phủ rơm rạ mục.

SX hẹ đòi hỏi chăm sóc kỹ lưỡng, nhất là vấn đề nước tưới, thường xuyên làm cỏ để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây. Bù lại, cây hẹ sinh trưởng nhanh, sau 20 ngày gieo trồng là thu hoạch, mỗi năm từ 18 - 20 lần. Trừ chi phí, mỗi hộ thu nhập khoảng 20 triệu đ/sào, nếu được giá có thể đạt 40 triệu đồng.

Có mặt trên cánh đồng của xã Nam Xuân, chúng tôi thấy nông dân hồ hởi trên từng nét mặt. Bà Nguyễn Thị Liên, trú tại xóm 7 phấn khởi cho biết: Gia đình tôi chỉ trồng 1 sào hẹ nhưng mỗi tháng cũng thu nhập khoảng 3 triệu đồng. Trồng hẹ tốn khá nhiều công chăm sóc, phải bón phân, làm cỏ thường xuyên, thiếu nước cây sẽ bị héo, ảnh hưởng đến năng suất.

 Có một vài khó khăn nhưng cơ bản là thuận lợi. Cây giống địa phương tự SX được, sau 3 - 4 năm mới phải thay 1 lần nên chi phí ban đầu không đáng kể.

Hẹ đang có giá nên ai nấy đều hăng hái ra đồng. Nhà chị Nguyễn Thị Hải (xóm 6) có 2 sào trồng hẹ, trung bình 2 tháng thu hoạch 3 lứa/sào. Với mức giá 3.500 đ/bó như hiện nay, ruộng hẹ mang lại cho gia đình chị thu nhập từ 2,5 - 3 triệu đ/lứa.

Cây hẹ mới đưa vào trồng ở Nam Xuân song đã phần nào đáp ứng được yêu cầu SX, trở thành cây rau màu hàng hoá đầy tiềm năng để phát triển kinh tế của địa phương. Sau 1 năm gieo trồng, hẹ mới đạt năng suất ổn định nhất. Vì vậy nông dân tích cực chăm sóc, thực hiện đầy đủ quy trình đã được hướng dẫn chắc chắn hiệu quả sẽ cao hơn.

Khó khăn lớn nhất của người trồng hẹ lúc này là chưa có đơn vị nào đứng ra bao tiêu sản phẩm. Vấn đề tiêu thụ trước mắt chưa đáng lo ngại khi thương lái chủ động đến tận nơi để thu gom. Về lâu về dài cần phải có sự liên kết chặt chẽ giữa "4 nhà" thì SX hẹ mới phát triển bền vững.

Việt Khánh

Theo nongnghiep.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập317
  • Hôm nay54,726
  • Tháng hiện tại188,334
  • Tổng lượt truy cập88,866,668
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây