Học tập đạo đức HCM

Trồng mận kinh tế cao

Thứ sáu - 05/10/2012 04:58
Mận (roi) là giống cây ăn trái được trồng nhiều nơi trên thế giới. Ở nước ta, mận được trồng phổ biến ở miền Tây và Đông Nam Bộ, thích hợp ở nhiệt độ từ 28 - 30oC.

Đất trồng mận có độ mùn 2 - 2,5% trở lên, có tầng dày trên 50cm, tơi xốp, khả năng giữ ẩm tốt, dễ thoát nước. Đào hố trồng có kích cỡ 60 x 60 x 60cm hoặc 50 x 60 x 70cm, mật độ 625 cây/ha. Hố đào xong bón lót mỗi hố 10 - 15kg phân chuồng hoai + 200g lân nung chảy + 100g sunphat kali + 300g vôi bột, trộn kỹ với đất và lấp đầy hố, để 1 tháng sau mới trồng. Bón thúc bằng phân urê định kỳ cứ 30 - 45 ngày 1 lần bón, liều lượng 0,1 - 0,2kg/cây. Khi trồng bới ở giữa hố, đặt bầu vào nén chặt xung quanh, tưới đẫm nước, dùng cỏ rác khô tủ xung quanh gốc cây.

Bón phân thích hợp để trái mận to đều và ngọt.

Bón phân cho cây mận đã trưởng thành và cho trái được chia làm 4 lần:

Lần 1 (tính từ khi vừa kết thúc thu hoạch vụ trước): Ưu tiên bón phân hữu cơ, phân lân và đạm nhằm nhanh chóng giúp cây trồng phục hồi sức khỏe sau một thời gian dài phải huy động dinh dưỡng nuôi trái và tích lũy dinh dưỡng cho các giai đoạn kế tiếp. Mỗi gốc bón 5 - 10kg phân hữu cơ chế biến + 1kg NPK 20-20-15+TE.

Lần 2 (trước khi cây ra hoa): Bón tăng tỷ lệ phân lân và phân kali, giảm lượng phân đạm nhằm giúp cho quá trình hình thành mầm hoa, phát triển hoa thuận lợi. Bón lượng phân có lân cao như DAP từ 1 - 1,5kg/gốc, hoặc phân chuyên dùng AT-2 + TE. Có thể phun xịt hỗ trợ thêm phân bón lá NPK (10-60-10) hoặc (6-30-30).

Lần 3 (sau thụ phấn đến khi trái phát triển tối đa về thể tích): Cần bón cân đối các chất đa lượng, trung và vi lượng nhằm giúp hạn chế tỷ lệ rụng trái, tăng nhanh việc phát triển thể tích trái và số trái/cây. Có thể bón NPK 16-8-16 + TE hoặc 20-0-20 +TE; 14-7-21 + TE; 12-12-17 + TE hoặc phân chuyên dùng AT-3. Phun xịt thêm phân bón lá 12-0-40 + 3Ca0 hoặc 20-20-20 + TE.

Lần 4 (trước thu hoạch 1 tháng): Đây là giai đoạn cây tích lũy và chuyển hóa các chất trong trái, tăng độ chắc và chất lượng của trái nên rất cần kali để tăng cường quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng từ lá cây vào trái và chất đạm, chất canxi, vi lượng. Đợt bón này cần ưu tiên sử dụng các dạng phân bón có tỷ lệ NPK = 12-0-40 + 3Ca0; 20-20-20 hoặc HK 7-5-44.

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập112
  • Hôm nay77,363
  • Tháng hiện tại933,031
  • Tổng lượt truy cập92,106,760
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây