Học tập đạo đức HCM

Trồng mộc nhĩ "trúng" hơn buôn gỗ, buôn trâu

Thứ hai - 13/04/2015 21:52
Anh Nguyễn Tuấn Anh (SN 1988), ở thôn Mơ, xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa được nhiều người coi là “chuyên gia” mộc nhĩ ở vùng miền núi này.
 
Nguyễn Tuấn Anh chăm sóc mô hình mộc nhĩ tại cơ sở sản xuất của mình. Ảnh: Thế Lượng
 
Tuấn Anh cho biết: Sau khi học xong trung học phổ thông, anh theo bố đi buôn trâu bò và nuôi lợn. Việc buôn bán trở nên ế ẩm, gia đình quay sang buôn gỗ, lại vẫn thua lỗ. “Năm 2013, em cưới vợ. Cưới xong, em quyết định vay vốn đầu tư nuôi trồng mộc nhĩ. Lúc đầu, chưa có kinh nghiệm nên cũng rất vất vả. Vì vậy, em “nịnh” vợ bỏ luôn nghề sư phạm (tiểu học) để ở nhà cùng làm với em”- Tuấn Anh hóm hỉnh kể.

Căn nhà của gia đình anh Nguyễn Tuấn Anh, nằm sát đường Hồ Chí Minh. Vì vậy, Tuấn Anh dành một khu đất rộng của gia đình làm nơi tập kết vật liệu (mùn cưa) để sản xuất mộc nhĩ. Phía sau những đống mùn cưa chất cao như núi là các lán trại được Tuấn Anh dựng lên để trồng mộc nhĩ. Do vốn đầu tư ban đầu chỉ có khoảng 150 triệu đồng, khu lán trại nuôi trồng, hệ thống máy móc, nhà xưởng để làm lò sấy nấm còn ở quy mô hạn chế. Tuy vậy, anh vẫn không nao núng. “Nếu mình biết cách chăm sóc tốt thì khi thu hoạch 3kg mộc nhĩ tươi, sẽ cho về 1kg khô. Hiện nay, mỗi lứa thu hoạch (40.000 bịch), em thu được 1,2 tấn khô. Mỗi chu kỳ trồng thu được 3 đợt, bình quân thu được khoảng 3 tấn mộc nhĩ khô. Với giá bán cho thương lái tại nhà hiện nay 90.000 đồng/kg mộc nhĩ khô, em thu về 270 triệu đồng”- Tuấn Anh cho biết.

Từ mùn phế sau khi trồng mộc nhĩ, anh trồng thêm nấm sò và thu về thêm 30 triệu đồng. “Mỗi năm, tổng doanh thu của cơ sở em được 300 triệu đồng. Trừ hết các khoản chi phí, em lãi được 200 triệu đồng”- Tuấn Anh khẳng định.

Dự định sắp tới của Tuấn Anh là đầu tư mở rộng thêm hai lán trại nữa, để có diện tích trồng mỗi lứa lên tới 100.000 bịch mộc nhĩ.

Theo danviet.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập199
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại193,677
  • Tổng lượt truy cập90,257,070
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây