Trồng mướp đắng cho lợi nhuận cao.
Đây cũng là mô hình mở ra hướng đi mới đầy triển vọng cho người nông dân ở địa phương, nhất là ở vùng đất lúa kém hiệu quả, thấp trũng hoặc đất cát pha.
Theo nhiều hộ trồng mướp đắng, từ đầu tháng 9/2017 đến nay, mướp đắng trồng theo VietGap bán được 20.000 đồng/kg, cao hơn khoảng 5.000 đồng/kg so với sản xuất thông thường. Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên – Huế đã hình thành các vùng chuyên canh trồng mướp đắng với hàng trăm ha, tập trung ở các xã thuộc huyện Quảng Điền là Quảng Lợi, Quảng Thái, Quảng Thọ, thị trấn Sịa; 3 xã thuộc huyện Phong Điền là Điền Hải, Điền Môn, Điền Hòa; vùng ven phá Tam Giang ở các huyện Phú Vang, hai thị xã Hương Trà và Hương Thủy...
Hộ ông Hoàng Văn Đình, xã Điền Hải, huyện Phong Điền có 3 sào đất lúa (mỗi sào 500m2). Do trồng lúa kém hiệu quả nên ông Đình đã chuyển sang trồng mướp đắng theo VietGap. Theo ông Đình, trồng mướp đắng theo VietGap cho năng suất cao hơn so với cách làm truyền thống và sản xuất được quanh năm. Trồng khổ qua theo phương pháp an toàn, năng suất luôn cao hơn so với cách làm truyền thống và trồng được quanh năm.
Trong quá trình trồng sử dụng phân vi sinh thời gian cách ly ngắn, bón phân cân đối, giảm được chi phí trong sản xuất, ít bị sâu bệnh. Ngoài ra, với phương pháp này, chỉ được sử dụng thuốc khi thật cần thiết, chủ yếu là các loại thuốc có trong danh mục cho phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nên không ảnh hưởng đến sức khỏe của người trực tiếp sản xuất và người tiêu dùng, do không có dư lượng thuốc trừ sâu trong rau màu.
Gia đình anh Nguyễn Văn Sáu Nhỏ, ở ấp Đai Tèn, xã lương Hòa A, huyện Châu Thành (Trà Vinh) có 4 công đất (1 công = 1.000m2) trồng lúa, do trồng lúa kém hiệu quả nên gia đình anh chuyển trồng khổ qua (mướp đắng) giống lai F1 theo hướng an toàn. Sau 30 ngày trồng, khổ qua cho thu hoạch, năng suất đạt 2,5 tấn/công, với giá bán bình quân 6.000 đồng/kg, gia đình anh thu được hơn 15 triệu đồng/công, sau khi trừ chi phí còn lợi nhuận hơn 12 triệu đồng/công, cao gấp 4 lần so với trồng lúa. Mô hình trồng khổ qua theo hướng an toàn của gia đình anh Sáu Nhỏ bước đầu thành công, đã thu hút sự quan tâm của nhiều bà con đến tham quan và học hỏi kinh nghiệm.
Bên cạnh đó, việc áp dụng các kỹ thuật mới, bón phân cân đối, hạn chế và dùng thuốc trừ sâu đúng theo quy định, giúp giảm được chi phí trong sản xuất. Ông Đình nhẩm tính, sau khi trừ chi phí, mỗi sào mướp đắng cho thu lãi từ 12 - 15 triệu đồng/năm, cao gấp 4 lần so với trồng lúa.
Mướp đắng đang trở thành cây trồng chủ lực trong mô hình kinh tế vườn ở Thừa Thiên - Huế, do mướp đắng dễ trồng, không tốn nhiều công chăm sóc và vốn đầu tư, năng suất cao và thích hợp với đồng ruộng thấp trũng và bị chua phèn vùng ven biển, phá Tam Giang. Mướp đắng được trồng theo VietGap cũng có đầu ra ổn định và bán được giá cao.
Ngành nông nghiệp Thừa Thiên - Huế cùng các địa phương đã và đang hỗ trợ nông dân về kỹ thuật trồng, chăm sóc mướp đắng sao cho có năng suất cao, quả to và mọng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để xuất bán đi các địa phương khác và cung ứng cho các siêu thị. Các địa phương trong tỉnh cũng đã quy hoạch vùng trồng mướp đắng, xây dựng hệ thống tưới tiêu và hỗ trợ đầu ra ổn định.
Theo: Tường Vi/daidoanket.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;