Học tập đạo đức HCM

Trồng nấm - Ít vốn, dễ làm

Thứ sáu - 10/08/2012 23:19
Xã Tân Hòa, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp nép bên bờ sông Hậu một thời có chợ Chiếu nổi tiếng, nay có thêm chợ Rơm. Khác với chợ Chiếu chuyên họp về đêm, chợ Rơm họp ngày với các ghe rơm chất ngất, chủ yếu bán cho người SX nấm...

CHỢ RƠM ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ

Rơm từ chợ này không chỉ cung cấp cho người chuyên nghề làm nấm rơm của Tân Hòa mà còn cung cấp cho các tỉnh Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng. Chợ được hình thành cách đây khoảng 20 năm, ban đầu chỉ họp theo mùa, đáp ứng nguyên liệu cho người chuyên nghề trồng nấm rơm của xã, nhưng sau phát triển dần lên, vươn rộng ra và họp quanh năm.

Mấy năm gần đây, do công nghệ thông tin phát triển, người mua, người bán chỉ việc "a lô" nên chợ bớt dần nhộn nhịp. Song giá rơm ở chợ vẫn được coi là chuẩn để người mua, người bán gặp nhau. Nghề trồng nấm rơm, nấm mèo ở Lai Vung, Lấp Vò, Sa Đéc (Đồng Tháp) có từ trước ngày giải phóng, nhưng khi đó chỉ cung cấp cho thị trường nội địa.

Từ năm 1995 tới nay, nhất là khi có nhiều hợp đồng nấm rơm muối xuất cho Đài Loan thì nghề này ngày một phát triển, hưng thịnh nhất vào những năm 2000-2005, nhưng sau đó chựng lại mà nguyên nhân chính là do việc trồng lúa 3 vụ, sử dụng giống ngắn ngày nên rơm ít đi và hiệu quả lên nấm cũng kém hơn.

Phân tích sự tồn tại của chợ Rơm thấy hội tụ được một số điểm cơ bản, Tân Hòa và các xã phụ cận có sẵn rơm, dân có kỹ năng làm nấm, đầu ra của nấm và phế phẩm đều lớn (phế phẩm chủ yếu được cung cấp cho làng hoa Sa Đéc và vườn quýt hồng). Sự hình thành và tồn tại của chợ rơm Tân Hòa không những nói lên tiềm năng phát triển của nghề trồng nấm ở ĐBSCL, mà còn là những điều kiện cần và đủ cho những địa phương khác học tập nếu muốn  trồng nấm thành một nghề song song với trồng trọt.

THỜI CƠ PHÁT TRIỂN NẤM

Theo tính toán của Cục Trồng trọt thì phụ phế phẩm như rơm rạ, cùi bắp, bã mía… của vùng ĐBSCL rất lớn, nếu sử dụng được 30% phế phẩm để trồng nấm thôi thì cũng đã có thể thu được 1 tỷ USD, giải quyết được rất nhiều việc làm và nâng cao đời sống cho nông dân.

Ngoài điều kiện về nguyên liệu, khí hậu, lao động thì điều kiện về thị trường hiện nay đang được coi là thuận lợi nhất cho phát triển nghề trồng nấm. Hiện không những chỉ có các siêu thị, các chợ ở các thành phố mà chợ huyện, chợ xã đều đã bán nấm tươi. Cũng không những chỉ có nấm rơm, nấm mèo mà có cả nấm sò, nấm mỡ, nấm hương, bào ngư, linh chi…

Ngoài thị trường nội địa rộng mở thì thị trường XK cũng ngày một khá, kim ngạch XK nấm 2011 đã đạt 90 triệu USD, nhưng sản lượng nấm của VN mới chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu (về nấm rơm). Mặt khác, so với trước đây thì KH-KT ngày nay phát triển hơn, đã mang lại năng suất, hiệu quả cao hơn.

Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật (Viện Khoa học nông nghiệp VN) chuyên nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật canh tác nấm cùng với một số trung tâm sinh học khác ở các địa phương phần nào đã đáp ứng được nhu cầu SX. Đặc biệt từ năm 2012, nấm được đưa vào danh mục sản phẩm quốc gia, nên nhà nước sẽ có chính sách đầu tư một cách hệ thống từ nghiên cứu khoa học đến chuyển giao, chế biến và phát triển thị trường.

Hơn thế nữa, cùng với sự phát triển của vi nấm Trichoderma, phế phẩm của nghề nấm đang được mua với giá cao và số lượng không hạn chế nhờ vào việc sử dụng phân hữu cơ trong trồng trọt ngày một tăng mạnh.

NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý

Mặc dù nghề trồng nấm ở ta đang có cơ hội phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên cũng không thể nóng vội bởi nghề này cần được đào tạo về kiến thức cơ bản và kỹ năng, phải có thời gian, nhất là với nông dân. Thực tế thấy chất lượng rơm rạ có ảnh hưởng rất lớn đến giá thành và hiệu quả SX.

Các hộ làm nấm rơm ở Lai Vung đưa ra nhận xét, rơm lúa nếp tốt hơn lúa tẻ, rơm lúa dài ngày tốt hơn rơm giống lúa ngắn ngày, rơm bón ít phân hóa học tốt hơn rơm được bón nhiều phân hóa học. rơm đất phù sa tốt hơn rơm đất phèn, rơm ruộng lúa khỏe mạnh tốt hơn ruộng lúa bị bệnh, rơm vụ ĐX tốt hơn HT.

Cùng với việc cơ giới hóa nghề trồng lúa, sử dụng máy gặt đập liên hợp thì rơm cũng ngày một ít đi nên cần có các nghiên cứu bài bản về giá thể, ví dụ với nấm bào ngư thì việc dùng gốc rạ sẽ tốt hơn dùng rơm, giá thể trồng nấm bào ngư có tỷ lệ trộn 50% rơm rạ với 50% cây lục bình sẽ cho hiệu quả cao nhất. Việc trộn rơm rạ với mụn xơ dừa, mùn cưa có thể làm tăng hiệu quả cho nghề trồng nấm.

Theo lý thuyết, hiệu suất trồng nấm phụ thuộc vào tỷ lệ C/N của nguyên liệu. Tuy nhiên qua khảo sát năng suất trồng nấm hiện nay chỉ đạt 12-15% nấm tươi/nguyên liệu khô (nấm rơm) 80-85% nấm tươi/nguyên liệu khô (nấm mèo); 20-25% tươi/nguyên liệu khô (nấm mỡ)… là đang còn thấp. Mặt khác có thể nghiên cứu thêm về dinh dưỡng cho nấm như kinh nghiệm dùng phân bón lá Agritonik thì nấm rơm sẽ to hơn, đẹp hơn.

Theo nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập481
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại869,956
  • Tổng lượt truy cập92,043,685
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây